Có 2 loại tiểu đường (tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2). Khi không kiểm soát được đường máu bằng thuốc uống thì bắt buộc phải chuyển sang điều trị bằng insulin. Vậy tiểu đường type mấy thì dùng insulin?
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường & Insulin
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính có những đặc điểm sau: Biểu hiện tăng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, do đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Đái tháo đường type 1 xảy ra khi tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin (Insulin là một hormone tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng) và tuyến tụy có sản xuất insulin. Nhưng khi cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng insulin này lại không hoạt động không hiệu quả gọi tình trạng này gọi là kháng insulin là cơ chế chính gây đái tháo đường type 2.
Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein. Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển của các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh. Và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bao gồm các yếu tố bao kết hợp với nhau như:
- Yếu tố di truyền và sự thay đổi lối sống không cân bằng
- Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao
- Thừa cân béo phì…
- Nếu như cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị mắc bệnh hơn. Hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường.
- Các yếu tố stress tâm lý.
Đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường type 1 xảy ra khi tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn. Hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn, 5% vô căn. Bệnh nhân bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu. Không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin. Vì vậy đường không thể chuyển hóa vào tế bào để sản sinh năng lượng cho cơ thể. Do đó lượng đường trong máu tăng, bệnh nhân đái tháo đường type 1 phải điều trị bắt buộc bằng tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Các tổn thương đến tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên các triệu chứng của đái tháo đường type 1 thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần với các biểu hiện lâm sàng như: sút cân nhanh chóng, đi tiểu nhiều, khát nước. Đái tháo đường hay xảy ra người trẻ dưới 40, thể trạng gầy thiếu cân. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ của hội chứng 4 nhiều (ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, đái nhiều).
Đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin)
Người đái tháo đường type 2 có thể sản xuất insulin vẫn bình thường nhưng insulin hoạt động không hiệu quả hay gọi là đề kháng insulin trong cơ thể dẫn đến đường không chuyển vào tế bào. Do đó không kiểm soát được đường máu làm cho đường máu cao liên tục. Đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% các trường hợp đái tháo đường.
Thể bệnh này ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc đời bệnh nhân không cần insulin để sống sót. Bệnh nhân tuýp 2 không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đái tháo đường type 2 thường xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi ngoài 40 tuổi và thừa cân, béo phì.
Đặc điểm lâm sàng không rầm rộ thậm chí không có triệu chứng chỉ tình cờ phát hiện khi điều trị bệnh khác hoặc khi đã có biến chứng của bệnh. Biểu hiện lâm sàng như thể trạng béo, thừa cân, tiểu sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đặc tính dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh cao, dấu gai đen. Hội chứng buồng trứng đa nang.
Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể quản lý tốt bệnh bằng cách kiểm soát cân nặng. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện và uống thuốc hạ đường máu. Khi đường máu không kiểm soát bằng thuốc uống thì bắt buộc phải chuyển sang dùng tiêm insulin.
Kiểm soát và điều trị đái tháo đường
Điều trị đái tháo đường phải kết hợp chặt chẽ cả ba vấn đề : Chế độ ăn – thuốc – hoạt động thể lực – theo dõi glucose máu hàng ngày.
Mục tiêu của điều trị đái tháo đường: HbA1C < 7% và đường máu đói duy trì 3,9 đến 7,2 mmol/l, đường máu 2h sau ăn < 10 mmol/l. Kết hợp điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.