Hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Cách dùng trái cây cho người tiểu đường như thế nào cho đúng.
Lợi ích của trái cây đối với người bị bệnh tiểu đường
Đa số mọi người vẫn luôn cho rằng, người bị bệnh đái tháo đường ăn hoa quả khiến đường huyết tăng, nên đã loại bỏ hoa quả khỏi chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, khiến cho người bệnh ngày càng suy kiệt sức khỏe.
Mặc dù trái cấy nhiều đường tự nhiên, nhưng nó là thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin, chất xơ, chất chống ôxy hóa … có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Vậy người bị bệnh đái tháo đường cần ăn hoa quả như thế nào cho đúng.
Chất xơ có trong phần thịt và vỏ của trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, bổ sung chất xơ vào chế độ ăn có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và làm giảm lượng đường trong máu.
Trái cây là thực phẩm quan trọng với mọi đối tượng kể cả người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn tất cả các loại trái cây nhưng với một lượng nhất định.
Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường
Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) là một lựa chọn tốt cho người bệnh như táo, cam, dâu tây, chanh và mận.
Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn …. có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao, ăn nhiều khiến đường huyết tăng. Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi,… có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Sau đây là cách ăn trái cây đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tiểu đường
Nên ăn trái cây kèm với các loại hạt
Ăn các loại hạt sẽ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì đây là nguồn chất xơ tuyệt vời làm chậm quá trình hấp thụ đường. Vì vậy, nếu ăn trái cây có chỉ số đường huyết hơi cao. Hãy ăn kèm với các loại hạt, sẽ giúp giữ cho đường huyết ổn định.
Nên ăn trái cây cách xa bữa ăn
Tránh ăn trái cây trong bữa ăn vì bữa ăn thường có nhiều carbohydrate và điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hãy ăn trái cây cách xa bữa ăn.
Nên ăn trái cây cách ít nhất 2h sau bữa ăn để không làm đường huyết của người bệnh tăng đột ngột
Đừng ăn trái cây khi đo thấy đường huyết cao
Nếu bạn thường xuyên kiểm tra đường huyết và phát hiện mức đường huyết cao. Đừng ăn trái cây, mà hãy chờ cho đường huyết hạ xuống.
Lúc đó, hãy ăn một món nhẹ giàu protein như một quả trứng luộc hoặc các sản phẩm từ sữa. Đi dạo hoặc uống thuốc để hạ đường huyết
Nên ăn đa dạng các loại trái cây và ăn cả quả. Không nên uống nước ép trái cây, bởi chúng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp
Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.
Một số loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường
Những người tiểu đường nên lựa chọn trái cây có chỉ số đường thấp như táo, cam, chanh… Một số loại trái cây nên hạn chế, ăn với lượng nhất định như vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu, nhãn… Vì chúng có hàm lượng đường cao, ăn nhiều khiến đường huyết tăng
Táo: Táo chứa nhiều chất oxy giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch. Trong táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo có trong cơ thể.
Roi: roi có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Loại quả này không những tốt đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường mà còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngừa tình trạng đi tiểu nhiều.
Cam: hàm lượng vitamin C có trong cam cao. Loại quả này được coi là sản phẩm an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Lê: đây là loại quả giàu chất xơ và ít đường. Rất tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường.
Bưởi: Bưởi là loại thực phẩm rất tốt cho người đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm. Bên cạnh đó bưởi còn có thể làm giảm cholesterol và triglycerid, tốt cho tim mạch. Thường xuyên ăn bưởi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và các biến chứng nguy hiểm.