Trẻ con có bị tiểu đường không?

Trẻ con có bị tiểu đường không? | Thông tin về tiểu đường ở trẻ

Nhiều người sẽ thắc mắc câu hỏi liệu trẻ con có bị tiểu đường không? Câu trả lời là dù đây là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất nhưng không thể phủ nhận bệnh tiểu đường ở trẻ em vẫn tồn tại, thậm chí có xu hướng gia tăng.

Trẻ con có bị tiểu đường không? Triệu chứng là gì?

Tiểu đường là bệnh mãn tính có đối tượng mắc chủ yếu ở tuổi trung niên. Nhưng tỉ lệ trẻ nhỏ mắc tiểu đường ngày càng cao. Các triệu chứng của bệnh cũng không giống với người lớn.

Hai dạng tiểu đường mà trẻ em dễ mắc nhất là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Cả hai hình thức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng cho đến gần đây, loại tiểu đường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên là tiểu đường type 1. Hay còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên.

Triệu chứng tiểu đường ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 là đi tiểu nhiều, khát nước, thèm ăn, sụt cân. Còn bệnh tiểu đường type 2 từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn. Nhưng bây giờ nó cũng đang trở nên phổ biến hơn ở người trẻ tuổi, do sự tăng cao tỷ lệ béo phì ở trẻ em. Với bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng insulin đúng cách, dần đến lượng đường cao trong máu.

Nguyên nhân gây tiểu đường ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ mắc tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân có thể do di truyền hoặc vi rút, khi đó, tuyến tụy bị tổn thương và gây bệnh. Do đó tuýp 1 thường phát bệnh sớm hơn.

Tiểu đường tuýp 2 có nguyên nhân là chế độ ăn uống kém lành mạnh. Đặc biệt, trong cuộc sống hiện tại ngày nay thì trẻ con dễ rơi vào tình trạng thừa chất, hoạt động ít. Điều này gây ra bệnh thừa cân, béo phì và làm tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 ở trẻ nhỏ. Tiểu đường tuýp 2 mất nhiều thời gian để phát hiện hơn.

Nguyên nhân mắc tiểu đường ở trẻ
Trẻ em vẫn có thể mắc tiểu đường như người lớn và tỉ lệ này ngày một gia tăng

Tiểu đường tuýp 2 có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, có những giai đoạn cao điểm ở độ tuổi từ 5-6 và sau đó lại xuất hiện ở độ tuổi từ 11-13. Dấu hiệu đầu tiên thường là đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là ban đêm.

Ngoài ra, trẻ dễ có các triệu chứng như nhanh khát, mệt mỏi, sụt cân và liên tục thèm ăn, thị lực giảm sút, hơi thở có mùi trái cây, mệt mỏi, cáu gắt,…

Cách điều trị tiểu đường ở trẻ em

Việc đầu tiên trong quy trình điều trị tiểu đường ở trẻ luôn là xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Do trẻ em đa số điều mắc tiểu đường tuýp 1 nên tình trạng bệnh sẽ là các tế bào đảo tụy bị hư tổn, không thể sản xuất đủ insulin. Vậy, cách hiệu quả nhất để điều trị tiểu đường ở trẻ là bằng insulin. Khi điều trị với bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi, bác sĩ sẽ tư vấn một chế độ insulin phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng trẻ.

Cách điều trị tiểu đường ở trẻ nhỏ
Cách chủ động nhất là điều chỉnh chế độ ăn của trẻ sau khi xin tư vấn từ bác sĩ

Với tiểu đường tuýp 2, giai đoạn đầu có thể kết hợp điều trị với bác sĩ bằng cách thay đổi từ lối sống, thực đơn ăn uống và tập thể dục thường xuyên hơn. Nếu lượng đường trong máu vẫn chưa ổn định, trẻ có thể dùng thêm thuốc từ bác sĩ. Nếu thuốc không cải thiện thì hẵng phối hợp cùng insulin.

Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ

Với tiểu đường tuýp 1 tại trẻ thì hầu như không thể ngăn ngừa nhưng tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể được giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh bằng các cách sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trẻ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, vì chúng có nhiều khả năng bị đề kháng insulin.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Hoạt động thể chất đều đặn giúp làm giảm sự đề kháng insulin và cũng như giúp kiểm soát tốt huyết áp.
  • Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường: Tiêu thụ nhiều thực phẩm có nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân. Một chế độ ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, với nhiều vitamin, chất xơ và protein sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Đùng quên ghé qua fanpage Điều Trị Tiểu Đường để cập nhật các tin tức hữu ích về bệnh tiểu đường!