Hình thức vận động phù hợp cho người bị tiểu đường

Nguyên tắc vận động cho người tiểu đường để cải thiện tình trạng bệnh

Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người bệnh nên thực hiện và duy trì chế độ tập luyện vận động cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi tập thể dục. Không phải tập luyện thể thao đều mang lại hiệu quả và tốt cho bệnh nhân tiểu đường, có chế độ tập luyện, vận động đúng cách mới mang lại hiệu quả.

Hình thức vận động phù hợp cho người bị tiểu đường?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, mục đích điều trị thông qua vận động chính là giúp cơ thể giảm hàm lượng đường huyết. Tăng cường tính nhạy cảm đối với Insulin cho người bệnh, giảm bớt thể trọng. Và hạn chế nguy cơ phát bệnh tim mạch. Tăng thể chất và nâng cao sức đề kháng.

Hình thức vận động phù hợp cho người bị tiểu đường
Vận động phù hợp cho người bị tiểu đường

Hoạt động thể chất đem lại nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Nhưng cần lựa chọn hình nào phù hợp với người bị tiểu đường. Vận động có thể chia thành 2 nhóm bao gồm vận động trao đổi oxi và không trao đổi oxi. Trong đó loại thứ hai thường có cường độ lớn nên không thích hợp người bệnh luyện tập. Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nếu bạn bị tiểu đường thì nên lựa chọn các bài tập có tính chất trao đổi oxi. Từ đó đạt hiệu quả tích cực đối với các cơ quan trong cơ thể. Đa số vận động trao đổi oxi luôn có tính nhịp nhàng. Trong quá trình tập thì lượng oxi bạn hít vào thường sẽ tương đương với nhu cầu oxi mà cơ thể cần.

Vậy cụ thể người bị tiểu đường có thể thực hiện các môn vận động nào? Một số loại hình hoạt động đơn giản và khá nhẹ nhàng mà bạn có thể lựa chọn. Như tản bộ, tập thái cực quyền. Đạp xe ở nơi bằng phẳng hay các động tác thể dục với cường độ nhẹ và nhịp nhàng. Ngoài ra, nếu thể chất tương đối tốt, bạn cũng có thể tập chạy bộ ngắn, leo núi, cầu lông v.v…

Ghi nhớ nguyên tắc vận động cho người tiểu đường

Thời gian vận động

Thông thường mà nói, khoảng thời gian 2 tiếng sau khi ăn cơm. Lúc này đường huyết trong cơ thể bệnh nhân sẽ đạt mức cao nhất. Sau đó mới bắt đầu có hiện tượng giảm dần dần. Cho đến lúc bạn ăn bữa ăn tiếp theo thì đường huyết lại tăng lên. Do đó, bạn có thể chọn thời gian khoảng 1 tiếng sau bữa ăn để tiến hành vận động.

Người đái tháo đường tập thể dục
Người tiểu đường lưu ý thời gian luyện tập

Khi đường huyết ở “đỉnh cao”, hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh hơn. Từ đó đạt đến mục đích làm giảm bớt đường huyết cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không vận động khi bụng đói. Vì lúc này lượng Glucose đã hoàn toàn tiêu hao. Nếu vận động sẽ dễ khiến đường huyết tụt quá thấp, ngược lại gây ra tình trạng thiếu hụt đường huyết.

Lượng vận động

Sau mỗi lần luyện tập thể chất, bạn cần phải có những hoạt động thư giãn phù hợp. Mục đích tăng nhanh quá trình đào thải các chất dư thừa của sự trao đổi chất trong cơ thể. Và thúc đẩy hồi phục thể lực tốt hơn sau khi vận động. Ngoài ra, bạn cần tự mình cảm giác xem tình trạng sức khỏe sau vận động có thoải mái hay không để kịp thời điều chỉnh.

– Nếu bạn vận động đúng cách thì sau khi nghỉ ngơi khoảng 5 đến 10 phút là nhịp tim sẽ trở lại như bình thường. Lúc này cơ thể cũng trở nên dễ chịu, tinh thần sảng khoái, ăn ngon và ngủ tốt hơn. Ban đầu có thể cũng có chút mệt mỏi và đau nhức cơ. Nhưng sau một thời gian ngắn sẽ hoàn toàn thích nghi.

– Ngược lại, nếu sau khi vận động và nghỉ ngơi 10 đến 20 phút mà nhịp tim vẫn chưa hồi phục ổn định, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, chán ăn, khó ngủ thì chứng tỏ lượng vận động đã quá sức. Cần phải giảm bớt hoặc tạm ngưng để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến của bệnh.

– Trường hợp thứ 3 chính là sau khi vận động mà cơ thể không đổ mồ hôi và nóng lên mạch đập không tăng. Và nhịp tim chỉ sau 2 phút nghỉ ngơi đã hồi phục thì việc luyện tập của bạn chưa đủ. Không đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.

Sau khi vận động

Một điểm cần lưu ý nữa chính là sau khi vận động đổ nhiều mồ hôi thì không nên tắm ngay. Bởi vì lúc này mạch máu đang ở trạng thái giãn nở, huyết áp tương đối thấp. Nếu tắm nước lạnh sẽ khiến da bị kích thích làm mạch máu co lại. Và cản trở hiệu quả tản nhiệt cơ thể khiến cho thân nhiệt có thể tăng cao, còn dễ bị chuột rút.

Nếu bạn tắm nước nóng sẽ làm mạch máu càng giãn nở thêm, cơ thể mất nước nhiều hơn. Gây thiếu máu cung cấp cho tim và não. Vì vậy, sau khi vận động, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi ở nơi trong lành, thoáng gió và yên tĩnh. Có thể dùng khăn lau bớt mồ hôi và đợi cho đến khi nhịp tim hồi phục, toàn thân thư giãn mới tắm rửa.