Tiểu đường biến chứng suy thận, người bệnh cần cảnh giác

Nguyên nhân tiểu đường biến chứng suy thận

Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận là do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Nếu không được kiểm soát sẽ gây ra các biến chứng cấp và mạn đến các cơ quan như da, bàn chân, tim… Trong đó có biến chứng vi mạch thận hay còn gọi là bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận mạn tiến triển.

Tiểu đường biến chứng suy thận

Do tổn thương động mạch thận

Đái tháo đường lâu ngày gây xơ vữa các mạch máu lớn. Trong đó có động mạch thận, làm hẹp tắc mạch máu, hậu quả là gây tăng huyết áp và suy thận.

Do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận

Người bệnh đái tháo đường, huyết áp cao kéo dài tạo ra các chất oxy hóa. Lâu ngày làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận.
Đồng thời lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc quá tải. Nhiều ngày các lỗ lọc to ra gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu. Sau thời gian dài albumin niệu nhiều hơn và xuất hiện cả protein niệu.

Do tổn thương hệ thần kinh

Với người bệnh đái tháo đường việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan có trục trặc, bàng quang bị giảm kích thích, không có cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu, ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận và dẫn tới suy thận.

Triệu chứng bệnh tiểu đường biến chứng suy thận

Các giai đoạn đầu của tổn thương thận thường không gây ra triệu chứng đáng chú ý. Bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng cho đến khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối. Các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn cuối có thể bao gồm:

  • Nước tiểu bất thườngCó bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu. Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu (thường chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi).
  • Phù: Do bị giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường sẽ là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.
  • Thiếu máu: Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin. Thiếu máu khiến người bệnh thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.
  • Ngứa ở da:Do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu.
  • Mất cảm giác ngon miệng: Do nồng độ ure trong máu cao (hội chứng ure huyết) sẽ khiến thức ăn có vị khác đi. Làm mất đi cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi.
  • Buồn nôn và nônDo tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Khó thở: Do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sẽ gây cảm giác khó thở.

Tiểu đường biến chứng suy thận được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ chủ yếu thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu hàng năm để kiểm tra các dấu hiệu sớm của tổn thương thận. Xét nghiệm thông thường bao gồm:

  • Kiểm tra albumin trong nước tiểu: Xét nghiệm này giúp kiểm tra albumin trong nước tiểu. Bình thường nước tiểu không chứa albumin, do đó sự hiện diện của protein trong nước tiểu là một dấu hiệu của tổn thương thận.
  • Kiểm tra urê máu: Kiểm tra urê máu giúp kiểm tra sự hiện diện của nitơ urea trong máu. Nồng độ nitơ urê trong máu cao hơn so với mức bình thường có thể là một dấu hiệu của suy thận.
  • Xét nghiệm Creatinine trong máu: Xét nghiệm này giúp đo nồng độ creatinine trong máu của bạn. Nếu thận bị tổn thương, nó không thể loại bỏ creatinine đúng cách từ trong máu. Nồng độ creatinine cao trong máu có thể có nghĩa rằng thận của bạn không hoạt động đúng.
  • Sinh thiết thận: Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh thận do tiểu đường nhưng không chắc chắn, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết thận.

Hướng điều trị tiểu đường biến chứng suy thận

Không có cách chữa bệnh thận do tiểu đường, nhưng phương pháp điều trị có thể làm trì hoãn hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu và giảm huyết áp thông qua các loại thuốc.

  • Thuốc: Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, sử dụng liều lượng insulin thích hợp. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giữ cho lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát. Bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế ACE, thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), hoặc thuốc hạ huyết áp khác để giữ cho huyết áp của bạn thấp.
Dùng thuốc trị tiểu đường biến chứng suy thận
  • Thay đổi lối sống: Bạn nên có kế hoạch chế độ ăn uống đặc biệt giúp thận thoải mái. Những chế độ ăn thường ít chất béo, natri, kali, phốt pho và các chất lỏng.
  • Giai đoạn cuối điều trị bệnh thận: Nếu bạn có bệnh thận giai đoạn cuối, có thể bạn sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận, bên cạnh các phương pháp điều trị cho giai đoạn đầu của bệnh thận.
  • Chạy thận là một thủ thuật trong đó một loại máy đặc biệt lọc các chất thải ra khỏi máu. Nhiều người yêu cầu lọc máu ba lần một tuần cho bốn giờ một ngày.
  • Ghép thận: Đối với một ca ghép thận, một quả thận từ một người hiến tặng sẽ được đưa vào cơ thể bạn. Sự thành công của việc lọc máu và ghép thận khác nhau đối với mỗi người.

Cách phòng ngừa tiểu đường biến chứng suy thận

Kiểm soát đường huyết và huyết áp:

  • Bệnh nhân tiểu đường ngoài kiểm soát đường huyết và huyết áp nghiêm ngặt và sớm theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn và một lối sống lành mạnh sẽ giúp phòng chống đái tháo đường dẫn tới suy thận.
  • Kiểm soát đường huyết: duy trì chỉ số HbA1c dưới 7%, kiểm tra định kỳ để được bác sĩ tư vấn, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện cho phù hợp.
  • Kiểm soát huyết áp thật tốt: kiểm soát huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

  • Giảm đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày: đảm bảo mức 0,8g đạm/kg cân nặng/ngày.
    Kiểm soát Lipid máu: điều chỉnh cân nặng để đạt BMI dưới 25kg/m2 và giảm muối trong chế độ ăn xuống dưới 2.4g/ngày.
  • Hạn chế tinh bột như cơm, miến, khoai tây, khoai nướng…
  • Tránh ăn đồ ngọt như bánh, kẹo…
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít đường
  • Ăn giảm muối, không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như mì tôm, thịt muối, xúc xích, lạp xưởng
  • Hạn chế chất đạm theo chỉ định của bác sĩ như trứng, nội tạng động vật…
  • Hạn chế mỡ động vật, bơ động vật
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng.

Duy trì lối sống lành mạnh:

  • Tăng cường vận động : tối thiểu 150 phút/tuần để cải thiện chức năng của thận.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Giữ cân nặng phù hợp, giảm cân nếu béo phì
  • Dùng thuốc điều trị các bệnh đi kèm cần hỏi ý kiến bác sĩ vì một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc trị đau khớp,… có thể khiến bệnh thận nặng thêm.

Một số biến chứng khác của bệnh tiểu đường