Bạn đã biết chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

Ở thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng thì tỷ lệ bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết bình thường là gì?

Đường huyết hay còn gọi là đường trong máu hầu hết con người điều có, nhưng ở mức bình thường cho phép. Nhưng nếu sinh hoạt ăn uống hay cơ địa mỗi người mà chỉ số đo được tăng nhiều hoặc quá cao là nguy cơ sẽ bị bệnh đái tháo đường hoặc tiểu đường.
Tùy vào lứa tuổi hay cơ địa mỗi người thì chỉ số đường trong máu có bình thường hay không. Có 2 đơn vị đo đường trong máu cũng chính là chỉ số đường huyết là mmol / L hoặc mg/dl.

Chỉ số đường huyết bình thường ở từng đối tượng

Đường huyết bình thường đối với những người khỏe mạnh:

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên có chỉ số đường huyết bình thường ở 3 mức trạng thái cơ thể như lúc bình thường không hoạt động, lúc hoạt động và hai tiếng sau khi ăn
Chỉ số đường huyết khi đói dưới 5.6 mmol/l, sau ăn 2h dưới 10 mmol/l, HbA1c dưới 5.7% là bình thường. Tuy nhiên, giá trị này sẽ thay đổi nếu bạn mang thai.

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi:

  • Thực hiện xét nghiệm glucose hai lần liên tiếp: ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
  • Đường máu ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
  • Xét nghiệm HbA1c: ≥ 6.5% (48 mmol/mol)
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)

Lưu ý: Cách quy đổi đơn vị mg/dL -> mmol/L: 18 mg/dL = 1 mmol/L

Đường huyết bình thường ở phụ nữ mang thai:

Với phụ nữ đang mang thai có chỉ số đường huyết khác thường đó là thấp hơn thông tin trên một chút. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.
Bên cạnh đó nồng độ hocmon sinh dục thay đổi cũng góp phần ảnh hưởng đến lượng đường huyết.
Trường hợp mang thai có nguy cơ đường huyết tăng thì nên đến bác sỹ khám xét nghiệm ở thời điểm tuần 24.  mang thai. Sau đây là chỉ số đường huyết bình thường ở phụ nữ đang có thai như sau

  • Lúc đói 70,9 mg/dL có thể tăng giảm ~7,8 mg/dL tương ứng quy đổi 3,94 mmol/L tăng hoặc giảm 0,43 mmol/L
  • Sau khi ăn được 1 giờ 108,9 mg/dL tăng/giảm 12,9 hoặc 6.05mmol/L tăng/giảm 0,72
  • Thời gian sau 2 tiếng khi ăn 99,3 mg/dL tăng/giảm 10,2 hoặc 5,52mmol/L

Ở người bệnh tiểu đường chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Trên thực tế, khó có một ngưỡng giá trị đường huyết an toàn chung cho người bệnh tiểu đường. Bởi mỗi bản thân một người bệnh sẽ có một mục tiêu riêng. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thống nhất, ngưỡng giá trị đường huyết an toàn khi đói mà người bệnh nên đạt được như sau:

  • Người bệnh tiểu đường dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng: 4.4-6.7mmol/l (80-120mg/dL)
  • Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã mắc các biến chứng: 5.6-10 mmol/l (100-180mg/dL)
  • Chỉ số HbA1c nên dưới 7%

Trước khi đi ngủ, người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết khi ngủ. Chỉ số nên đạt được là:

  • Từ 5-8.3mmol/l (90-150mg/dL) cho người lớn
  • Từ 5.6-10mmol/l (100-180mg/dL) đối với trẻ em từ 6-12 tuổi
  • Từ 6.1-11.1mmol/l (110-200mg/dL) đối với trẻ dưới 6 tuổi

Cách đo xác định chỉ số đường huyết bình thường:

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

  • Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)
  • Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l)
  • HbA1C: < 5,7 %
Chỉ số đường huyết bình thường

Cụ thể:

Đường huyết lúc đói:

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, lúc bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Đường huyết sau ăn:

Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L), đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Đường huyết lúc đi ngủ:

Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c):

HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Mức độ rủi ro và hành động khi đường huyết bất ổn:

Xử lý tình huống khi đường huyết bình thường không đạt

Để duy trì mức độ đường huyết ổn định, khỏe mạnh, hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Luôn tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết lành mạnh hơn.

Bạn có thể tham khảo một số cách sau để giúp đường huyết ổn định hơn:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn;
  • Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay insulin: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng giúp ổn định lượng đường huyết cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo. Kết hợp với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;
  • Tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin;
  • Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin. Vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.

Để biết chính xác mức đường huyết của mình là cao, thấp hay bình thường, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về chỉ số đường huyết của bạn. Từ đó có những tư vấn hợp lý để đưa mức đường huyết về ổn định.