Các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết

Biến chứng tim mạch của bệnh nhân tiểu đường là gì?

Các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là các biến chứng xuất hiện trên cơ sở tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa. Bệnh tiểu đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch của các động mạch lớn và vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người không mắc bệnh này

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch của các động mạch lớn và vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người không mắc bệnh này. Mặt khác, bên cạnh bệnh ĐTĐ còn có nhiều trạng thái và bệnh lý khác cũng có thể góp phần gây các biến cố tim mạch.

Nguyên nhân làm tăng biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Các yếu tố này khi kết hợp với bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch lên nhiều lần. Càng nhiều yếu tố kết hợp, tỷ lệ biến chứng tim mạch càng tăng mạnh. Các yếu tố đó gồm:

  • Tuổi cao (≥60 tuổi; càng cao tuổi, nguy cơ càng tăng).
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu (tăng cholesterol; triglycerid máu hoặc kết hợp).
  • Béo phì (đặc biệt là béo bụng)
  • Nghiện thuốc lào, thuốc lá
  • Tình trạng ít vận động
  • Tiền sử gia đình có người chết vì nhồi máu cơ tim.

Trong số này, có 2 yếu tố không thể tác động được. Đó là tuổi cao và tiền sử gia đình; các yếu tố còn lại đều có thể tác động làm thay đổi được.

Các biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường

Biến chứng mạch máu nhỏ ở bệnh nhân tiểu đường

  • Biến chứng mắt: bệnh võng mạc mắt, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở bệnh nhân đái tháo. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để phòng ngừa và giảm biến chứng
  • Biến chứng thần kinh: là dạng biến chứng thường như liệt dây thần kinh sọ, teo cơ ít gặp hơn. Việc kiểm soát đường máu chặt chẽ, tránh các yếu tố gây hạ huyết áp và điều trị triệu chứng. Cụ thể
  • Biến chứng thần kinh tự động tiêu hóa: triệu chứng: nuốt nghẹn, ăn chậm tiêu, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, nóng hoặc đau vùng thượng vị, nôn.
  • Biến chứng thần kinh tự động tiết niệu – sinh dục: Gây giảm hoặc tăng hoạt động bàng quang, bệnh thần kinh hệ sinh dục.
  • Bệnh thần kinh vận mạch: Làm tăng tiết mồ hôi vùng mặt và thân, thường xảy ra lúc bắt đầu các bữa ăn, vào ban đêm hoặc lúc tập thể dục.
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi: Giảm hoặc mất cảm giác tiếp xúc da, cảm giác nhiệt. Cảm giác kiến bò, tê rần hoặc rát bỏng đầu ngón chân, ngón tay.
  • Biến chứng thận: Biến chứng thận do đái tháo đường chiếm đến 50% trường hợp suy thận giai đoạn cuối, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với các bệnh nhân tiểu đường.
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường đến thận

Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng mạch máu lớn của bệnh đái tháo đường chính là tình trạng xơ vữa động mạch và các hậu quả của nó.
Xơ vữa động mạch là kết quả của tình trạng viêm và tổn thương lớp nội mạc mạch máu cùng các tiểu phân mỡ xấu LDL bị oxid hóa thấm nhập vào thành mạch máu. Chúng kích hoạt sự thâm nhập của tế bào viêm và tăng sinh lớp cơ trơn thành mạch, gây tích tụ collagen, tạo mảng xơ vữa giàu lipid với phần trên là các sợi fibrin.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Các tình trạng đái tháo đường gây ra đều góp phần gây xơ vữa động mạch. Gây các biến chứng tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Xơ vữa động mạch có thể gây ra các hậu quả:

  • Ở mạch máu não: đột quị do xuất huyết não, nhũn não, bệnh nhân đôi khi có cơn thoáng thiếu máu não.
  • Ở tim: bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực
  • Ở mạch máu ngoại vi: tắc mạch chi, hoại tử chi.

Xơ vữa động mạch cũng góp phần tăng rối loạn cương, loét chân. Một số biến chứng khác hiếm gặp hơn như: phình động mạch chủ, tắc mạch mạc treo….

Phòng ngừa các biến chứng tim mạch của bệnh nhân tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được glucose huyết là giảm được biến chứng tim mạch.

Nghiên cứu ở bệnh nhân tiểu đường type 1 cũng cho kết quả tương tự. Nhóm bệnh nhân được điều trị giảm glucose huyết tích cực có biến chứng mạch máu nhỏ ít hơn nhóm điều trị giảm glucose huyết kém tích cực.

Việc kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn không chỉ mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Giúp ngăn ngừa các biến chứng, trong đó có biến chứng tim mạch. Để hạn chế các biến chứng tim mạch, bệnh nhân cần nắm rõ các điều sau:

Kiểm soát huyết áp

Việc kiểm soát huyết áp có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Một nghiên cứu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy việc kiểm soát huyết áp tâm thu xuống ≤ 130mmHg hoặc huyết áp tâm trương xuống ≤ 80mmHg giúp làm giảm đến 35% nguy cơ đột quỵ và giảm tỷ lệ tử vong đối với những người có huyết áp tâm thu từ 140 – 160 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 85 – 100 mmHg. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần đảm bảo duy trì chỉ số huyết áp tiêu chuẩn. Tránh gây ra tình trạng hạ huyết áp quá mức.

Kiểm soát cân nặng

Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng tỷ lệ triglyceride. Tăng cholesterol LDL (cholesterol hại) và làm tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Một trong những nền tảng giúp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường nói chung và biến chứng tim mạch nói riêng đó là kiểm soát cân nặng của mình. Thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Từ đó là tăng mức cholesterol HDL (cholesterol lợi), giảm triglyceride và giảm huyết áp.

Kiểm soát đường huyết

Ổn định đường huyết về ngưỡng 4,4 – 6,4 mmol/l là mục tiêu của việc điều trị đái tháo đường, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt dựa trên lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Cần đảm bảo chế độ dùng thuốc được sử dụng hợp lý theo đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ máu. Các sản phẩm dùng cho người tiểu đường, tiền tiểu đường và người có nguy cơ cao mắc tiểu đường.