Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không?

Mật ong là một trong những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn đem đến nhiều lợi ích trong việc chữa trị một số bệnh. Bệnh tiểu đường có uống được mật ong được không? Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Thành phần dinh dưỡng của mật ong

Glucose và Fructose

Hai loại glucose và fructose đều thuộc nhóm đường đơn có lợi và dễ hấp thụ. Đường sẽ được hấp thụ thẳng vào máu chứ không qua các bộ phận trung gian nên có tác dụng phục hồi sức khỏe nhanh khi chúng ta mệt mỏi hay vận động mạnh, điều chỉnh mức tiêu hao năng lượng cơ thể.
Chúng là hai thành phần chính trong mật ong, chiếm 70%, tạo nên độ ngọt của mật ong.

Khoáng chất

Mật ong chứa khoảng 70 loại khoáng chất khác nhau.Tuy hàm lượng không cao, chỉ chiếm 0,04% – 0,06% nhưng là loại thực phẩm xếp vào danh sách thực phẩm giàu hàm lượng chất khoáng. Bổ sung nhiều khoáng chất như: Magie, Canxi, mangan, thiếc, sắt, đồng, iot…

Vitamin

Hàm lượng Vitamin trong mật ong phụ thuộc vào hàm lượng phấn hoa có trong mật ong. Chứa các loại vitamin như B1, B3, B5, B6, B12, E, C, K…

Các chất hữu cơ

Chứa một số chất hữu cơ tăng cường hoạt động cơ thể phát triển như axit molic, xitric, vinic, lactic.
Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe

Đối với người bình thường, việc sử dụng mật ong với một lượng phù hợp (30 – 50g) hằng ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, mật ong còn được biết đến là “thần dược” với nhiều lợi ích khác nhau từ chữa bệnh cho đến làm đẹp.

Mật ong có tác dụng bổ dưỡng, uống mật ong có thể phòng suy dinh dưỡng. Giúp cho tinh thần thoải mái, giảm đau, giải độc,…Ngoài ra, mật ong còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hoa hoạt động tốt hơn, trị chướng bụng, bệnh tiêu chảy. Một vài lát chanh mỏng ngâm với mật ong đem ngậm sẽ là bài thuộc vô cùng hiệu quả để trị ho. Mật ong khi kết hợp với các loại thực phẩm khác còn đem lại tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ ăn kiêng. Tuy nhiên không nên uống trực tiếp.

Tiểu đường có uông được mật ong không?

Bệnh tiểu đường thuộc loại bệnh bị rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protein và mỡ làm cho lượng đường huyết có trong máu nằm ở mức cao gây phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng cơ quan bên trong cơ thể như: tim mạch hoặc thận, mắt hay dây thần kinh dẫn tới các biến chứng như suy thận, mù lòa hay hoại tử chi…

tiểu đường có uống được mật ong không?

Chính vì thế, bạn nên hạn chế nạp ăn uống các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đặc biệt, mật ong thuộc trong các thực phẩm đó.

Mật ong là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, có thể làm gia tăng đột biến lượng đường trong máu. Do đó, theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Không khuyến khích người bệnh tiểu đường uống mật ong. Người bệnh tiểu đường uống mật ong một lượng nhỏ (khoảng 1 thìa cà phê). Uống cách xa các bữa ăn, nên pha loãng với khoảng 200ml nước. Sử dụng mật ong nguyên chất không chứa các loại đường khác.

Người tiểu đường có thể uống được mật ong khi nào?

Mặc dù mật ong là thực phẩm cần kiêng nhưng trong một số trường hợp, người bị tiểu đường vẫn có thể sử dụng được nhưng chỉ dùng ở một lượng rất nhỏ.

Người tiểu đường có thể uống được mật ong khi nào?

Bệnh nhân bị hạ đường huyết: khi bị hạ đường huyết đột ngột. Người bệnh uống một ít mật ong sẽ giúp cấp cứu kịp thời. Có thể hạn chế được những biến chứng không mong muốn xảy. Nguyên nhân vì mật ong có tác dụng cung lượng glucose cho cơ thể. Và giúp ổn định lại đường huyết trong máu. Cách làm này vừa đơn giản lại rất tiện lợi mà gia đình và người bệnh đái tháo đường cần ghi nhớ.

Trong khẩu phần ăn hằng ngày, người tiểu đường có thể sử dụng mật ong khi cần bổ sung glucose để đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng nhưng vẫn có thể kiểm soát được mức đường huyết trong máu.

Như vậy, người tiểu đường có uống được mật ong không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên trong một số trường hợp như bị hạ đường huyếthoặc cần bổ sung glucose thì vẫn có thể sử dụng được ở một lượng rất nhỏ.