Chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường

Chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Phòng tránh được béo phì, thừa cân nghĩa là bạn cũng giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tăng huyết áp. Vì vậy mỗi người phải luôn nắm rõ các vấn đề chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường để đưa ra các chế độ ăn uống, vận động cho phù hợp.

Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường
Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) là trị số đặc biệt. Phản ánh cân nặng của một người có đang ở mức phù hợp hay không. Trị số này được tính dựa trên mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao, theo công thức:
BMI (kg/m2) = Trọng lượng (kg) / [Chiều cao (m)]2

Ví dụ, một người trưởng thành nặng 68 kg, cao 165 cm thì chỉ số BMI của người đó là:
BMI = 68 : (1.65 x 1.65) = 24.98 kg/m2

Thông thường ở người trưởng thành, chỉ số BMI của người Châu Á dao động trong ngưỡng 18.5 – 23 kg/m2 được gọi là bình thường. Chỉ số này càng cao thì bạn càng bị thừa cân, béo phì và nên tiến hành giảm cân hợp lý.

Tác dụng của chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường và béo phì vốn có mối quan hệ tương quan với nhau. Những người thừa cân, ít vận động có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với người bình thường. Ở chiều hướng ngược lại, người bệnh đái tháo đường nhưng không biết kiểm soát cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển hiện rõ hơn. Chính vì vậy, chỉ số khối cơ thể là căn cứ để cả bác sĩ lẫn người bệnh theo dõi cân nặng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

  • Từ góc độ của bác sĩ, chỉ số khối cơ thể có vai trò như tham số trong quá trình chẩn đoán nguy cơ đái tháo đường typ 2, lẫn biến chứng ở người đã mắc bệnh.
  • Với người bệnh, chỉ số khối cơ thể là cách đơn giản, không tốn kém và nhanh chóng để ghi nhận. Điều chỉnh cân nặng ngay tại nhà. Nhờ đó, quá trình chữa trị và sống cùng bệnh đái tháo đường cũng dễ dàng hơn.

Để có chỉ số khối cơ thể lý tưởng bạn nên làm gì?

Chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường
Chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường

Bất kỳ ai cũng cần sự cân bằng chỉ số khối cơ thể để tránh các nguy cơ mắc bệnh. Để đạt được chỉ số khối cơ thể lý tưởng, tốt nhất nên áp dụng chế độ giảm cân. Mức sử dụng calo cao hơn mức nạp vào.

Tốt nhất nên áp dụng chế độ tập luyện thể dục thường xuyên để đốt cháy năng lượng dư thừa. Kết hợp với ăn các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn lành mạnh.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến cơ thể, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ. Nhằm đưa ra được bảng thời gian cho kế hoạch ăn uống cân bằng, hợp lý. Nhiều người đạt tới chỉ số khối cơ thể bình thường bằng các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Và phối hợp với các bài tập thể dục đều đặn.

Mối quan hệ chỉ số khối cơ thể với bệnh tiểu đường

Chỉ số khối cơ thể có mối quan hệ mật thiết với bệnh tiểu đường. Khi bạn bị thừa cân, béo phì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn. Ngược lại nếu bị bệnh tiểu đường cộng thêm chỉ số khối cơ thể cao sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Khi điều trị, chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường thể hiện rõ nhất như sau:

– Bác sĩ dựa vào chỉ số khối cơ thể để đưa ra những tham số trong quá trình chẩn đoán của bệnh tiểu đường tuýp 2. Dự đoán những biến chứng có khả năng xảy ra nếu không kiểm soát.

– Quan sát chỉ số khối cơ thể thường xuyên cũng chính là phương thức tiết kiệm chi phí nhất để tự điều chỉnh cho phù hợp. Việc sống chung với bệnh tiểu đường vốn không dễ dàng. Nếu người bệnh nắm bắt tốt các chỉ số bao gồm chỉ số khối cơ thể, thực hiện nghiêm ngặt điều trị. Bệnh tiểu đường cũng tiến triển tốt hơn.

>> Xem thêm Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tiểu đường