Hướng dẫn từng bước điều trị bệnh tiểu đường

Ở người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng được insulin để vận chuyển đường vào tế bào. Người bệnh cần nắm rõ các giai đoạn của bệnh tiểu đường và phác đồ điều trị bệnh.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Giai đoạn tiền tiểu đường

Những dấu hiệu của của giai đoạn tiền tiểu đường thường là xuất hiện một vùng da tối hoặc màu nâu ở một số bộ phận của cơ thể, còn được gọi là bệnh gai đen. Những vùng cơ thể hay xuất hiện bệnh gai đen là ở nách, cổ, khủyu tay, đầu gối hay khớp ngón tay.

Giai đoạn tiểu đường tuýp 2

Ở giai đoạn này, đường huyết cao rõ rệt và xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng hơn như:

  • Thường xuyên thấy khát nước.
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt hay bị tiểu đêm.
  • Mau thấy đói bụng và thèm ăn.
  • Sụt cân bất thường.
  • Hay mệt mỏi và uể oải, không có sức lực.
  • Bị mờ mắt đột ngột.
  • Các vết thương, vết loét lâu lành hơn bình thường.
  • Tê nhức tay chân râm ran, thậm chí bị đau nhói.

Giai đoạn biến chứng tiểu đường

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến các biến chứng cực nguy hiểm. Xảy ra các biến chứng như các bệnh: tim mạch, thận, thần kinh, mắt.

Phác đồ điều trị theo các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Giai đoạn tiền tiểu đường

Khi biết bản thân bị tiền tiểu đường, bệnh nhân cần lập tức thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng hơn.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Kiểm soát cân nặng ở giai đoạn tiền tiểu đường

Hãy kiểm soát cân nặng, không để béo phì vì tỷ lệ người béo phì mắc bệnh tiểu đường khá cao. Nên thiết kế các bữa ăn dinh dưỡng vừa đủ và cân bằng, khoa học.

Tạo thói quen tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng. Đẩy xa bệnh tật và kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ để nhận biết tình hình sức khỏe chính xác nhất.

Giai đoạn tiểu đường tuýp 2

Khi bước vào giai đoạn này, bệnh nhân cần lập phác đồ điều trị bệnh tiểu đường toàn diện ngay tại nhà.

Hãy theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên lúc trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2 giờ và trước khi tập thể dục bằng máy đo đường huyết cá nhân. Lưu ý chọn máy có chất lượng tốt, còn hạn sử dụng. Máy có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng.

Lưu ý chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân, hãy giảm bớt đường bột. Bổ sung nhiều chất xơ và lựa chọn nguồn gốc chất béo lành mạnh.

Duy trì thói quen tập thể dục để nâng cao thể trạng của bệnh nhân.
Về việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây để hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc Tây có thể đem đến tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng trong thời gian dài.

Bệnh nhân nên dùng thuốc Đông y với thành phần thảo dược lành tính và có hiệu quả trị liệu tốt.

Giai đoạn biến chứng tiểu đường

Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này khá khó khăn. Đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân, gia đình và bác sĩ.
Ở giai đoạn này, tùy từng biến chứng sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Kèm theo việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị khác nhau.

Phòng và trì hoãn các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Với những người bệnh tiểu đường type 2, nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn 1. Họ có đến 70% cơ hội để bệnh không chuyển qua giai đoạn 2. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường sẽ tiến triển rất chậm nếu bạn thực hiện theo các thói quen dưới đây:

  • Tập thể dục đều đặn: Bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Duy trì thường xuyên ít nhất là 5 ngày/tuần. Khi tập thể dục, bạn sẽ giảm được lượng đường huyết và giữ cân nặng ở mức cân bằng để cơ thể khỏe mạnh.
  • Kiểm soát lượng tinh bột hằng ngày: Bạn đừng bắt nó phải chịu thêm áp lực bởi việc tiêu thụ quá nhiều cơm, bún, miến, phở, bánh quy hoặc kẹo. Điều này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong bữa ăn. Thay vào đó, bạn nên giảm lại và tập trung ăn nhiều chất xơ để làm chậm việc hấp thu đường.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bạn chỉ nên dùng đúng và đủ thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc (kể cả Đông y lẫn Tây y) mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hạn chế các chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia đều là những thứ bạn nên hạn chế nếu không muốn các giai đoạn tiến triển nhanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bệnh thường xuyên dùng các chất kích thích sẽ gặp biến chứng nhiều hơn người bình thường khoảng 30-40%.