phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Khi nào bạn nên thực hiện đo đường huyết tại nhà?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có ít dấu hiệu lâm sàng có thể nhận ra mà thường phải chẩn đoán kết quả bằng việc xét nghiệm. Vậy khi nào bạn nên thực hiện đo đường huyết tại nhà?

Khi nào bạn nên thực hiện đo đường huyết tại nhà?
Khi nào bạn nên thực hiện đo đường huyết tại nhà?

Đo đường huyết tại nhà là gì?

Đo đường huyết tại nhà là phương pháp xét nghiệm được dùng để đo nồng độ một loại đường trong máu, gọi là đường glucose. Xét nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà hay bất cứ nơi đâu bằng cách dùng một dụng cụ gọi là máy đo đường huyết có thể xách tay mang theo.

Xét nghiệm này dùng để theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Bạn nên hỏi bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm vào khoảng thời gian nào. Số lần đo sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Hoặc cách theo dõi bệnh tiểu đường và tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Ví dụ như trường hợp bạn uống insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bạn có thể cần phải đo thường xuyên hơn.

Bằng cách đo đường trong máu, bạn có thể biết được lượng đường sẽ thay đổi thế nào khi bạn ăn, mắc phải một số bệnh, căng thẳng, uống một số loại thuốc hay những hoạt động khác. Đo trước và sau khi ăn có thể giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống.

Một vài máy đo đường huyết mới có thể tương thích với máy bơm insulin. Máy bơm insulin là thiết bị truyền insulin suốt cả ngày. Máy đo sẽ xác định lượng insulin nên nhận vào để giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Khi nào bạn nên thực hiện đo đường huyết tại nhà?

xét nghiệm tiểu đường tại nhà
Xét nghiệm tiểu đường tại nhà

Nhìn chung, số lần thực hiện xét nghiệm đo phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn đang mắc phải và phương pháp điều trị bạn đang sử dụng.

Bệnh tiểu đường loại 1: Bác sĩ sẽ khuyên đo đường trong máu từ 4 – 8 lần/ngày nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1. Bạn nên đo trước khi ăn và sau khi vận động, trước khi ngủ, hay một vài lần vào buổi tối. Bạn nên đo đường thường xuyên hơn khi bạn cảm thấy không khỏe. Hay thay đổi hoạt động hằng ngày hay bắt đầu dùng thuốc mới.

Bệnh tiểu đường loại 2: Nếu bạn uống insulin kiểm soát bệnh tiểu đường týp 2. Bác sĩ khuyên đo 2 – 3 lần/ngày, phụ thuộc vào loại và lượng insulin bạn uống. Bạn nên đo trước khi ăn và trước giờ ngủ. Nếu bạn điều trị bệnh tiểu đường týp 2 mà không dùng thuốc insulin. Hay chỉ với chế độ ăn uống và vận động, bạn không cần đo thường xuyên.

Bạn nên biết những gì về đo đường huyết tại nhà?

Nếu bạn nghĩ kết quả đo từ máy không tương xứng với những dấu hiệu. Hay triệu chứng bạn đang mắc phải, bạn có thể tiến hành đo lại.

Đo đường huyết tại nhà thường xuyên và trước khi sinh rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Phụ nữ giữ nồng độ đường trong máu ở mức ổn định sẽ tăng cơ hội thai nhi khỏe mạnh hơn. Và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng cho thai kỳ liên quan đến bệnh tiểu đường.

Nếu lượng đường quá cao, bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra biến chứng của bệnh tiểu đường. Gọi là nhiễm toan xeton do bệnh tiểu đường. Máu cũng có thể được đo để kiểm tra lượng xeton trong máu.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

>> Xem thêm: Cách tự kiểm tra tiểu đường tại nhà