cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường

Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường. Ngủ đủ giấc giúp bạn kiểm soát mức glucose huyết, giảm chứng thèm ăn, tinh thần thoải mái và tăng hoạt động của insulin. Ngược lại, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp nếu bạn bị thiếu ngủ, mất ngủ hay tệ hơn là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Vậy làm thế nào để  cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường

cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường
Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường

Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào để bệnh tiểu đường?

Người bị tiểu đường nếu thiếu ngủ sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể, đôi khi còn làm tăng tính kháng insulin và gây ra một số tác dụng phụ khi hoạt động. Đa phần người bị thiếu ngủ sẽ cảm thấy thiếu năng lượng và tìm cách bổ sung bằng việc ăn nhiều, điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên, ảnh hưởng đến điều trị.

Đường huyết không ổn định

Đường huyết không ổn định thường diễn ra vào ban đêm, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Nếu đường huyết trong máu quá cao sẽ khiến người bệnh đi tiểu nhiều, giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, khi glucose hạ đột ngột, bạn sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm.

Đau chân hoặc bị hội chứng chân không yên

Trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường, bị đau chân. Hoặc đau dây thần kinh ở chân là thường gặp nhất đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ.

Người bệnh khi bị đau sẽ bị mất ngủ, lo lắng, chân bồn chồn, khó chịu. Ngoài ra còn có trường hợp co giật, đau nhức… Các triệu chứng này đa phần xảy ra vào ban đêm, khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn phải lập tức thông báo với bác sĩ, vì nếu để tình trạng này kéo dài lâu chắc chắn sẽ khiến cơ thể suy nhược, mất ngủ triền miên.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chân không yên gồm: đường máu cao, các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc do thiếu sắt. Ngoài ra, ở người bệnh tiểu đường mắc các biến chứng thần kinh ngoại biên có thể mắc các triệu chứng. Như ngứa ran, tê bì, bỏng rát, châm chích dưới da khiến người bệnh khó ngủ.

Ảnh hưởng tâm lý

Đối với người bình thường, giấc ngủ vẫn là một yếu tố quan trọng giúp ổn định sức khỏe, tinh thần thoải mái. Riêng đối với người tiểu đường, giấc ngờ đóng vai trò đặc biệt cần thiết. Đây là yếu tố có liên quan đến bệnh trầm cảm.

Vào một khoảng thời gian cần được nghỉ ngơi, người bệnh lại phải đối diện với việc trằn trọc, loay hoay, trở mình liên tục… sẽ kéo theo rất nhiều căn bệnh khác trong đó có các căn bệnh về tâm lý.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường rơi vào trạng thái ngưng thở khi ngủ. Đó là hiện tượng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng gây nguy hiểm. Vì có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp.

Một số biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ là: Ngáy to, buồn ngủ vào ban ngày, giảm trí nhớ, mất tập trung, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm…

Bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh. Hoặc bạn đang trong tình trạng béo phì.

Một số cách cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường

Cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường là điều cần thiết bởi giấc ngủ cũng như bữa ăn. Mỗi người bệnh có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình bệnh dựa vào thói quen sinh hoạt, tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên cũng có một số mẹo đơn giản cải thiện giấc ngủ cho bệnh tiểu đường như sau:

Lập kế hoạch về giờ đi ngủ

Mỗi ngày bạn cần tự kiểm tra giờ đi ngủ của mình, so sánh với các ngày trước. Tốt nhất phải kiểm soát tuyệt đối, không để ngủ quá muốn hay thay đổi giờ sinh hoạt trong thời gian dài. Việc này rất có lợi cho quá trình điều trị của người bệnh.

Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ

Việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích sẽ gây trạng thái khó chịu. Và cũng là một nguy cơ kìm hãm tác dụng của các thuốc điều trị. Trước 3 tiếng đi ngủ, tuyệt đối không được uống rượu bia… Những chất này có thể khiến bạn ngủ li bì lúc đầu nhưng dễ tỉnh vào giữa đêm.

Không sử dụng các thiết bị điện tử

cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường
Không sử dụng thiết bị điện tử để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường

Các thiết bị điện tử như phòng ngủ, tivi, máy tính là tác nhân gây mất ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại quá nhiều trước khi ngủ có thể làm tăng insulin. Khiến đường glucose không được vận chuyển đến các tế bào. Kết quả là lượng đường trong máu sẽ luôn cao.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE vào tháng 5 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tắt nguồn sáng (bao gồm điện thoại, tivi và máy tính) trước khi đi ngủ. Để ngon giấc, bạn nên giữ phòng ngủ tối suốt đêm.

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu thường xuyên

Kể cả là chuẩn bị cho giấc ngủ hay bình thường, việc ưu tiên hàng đầu vẫn là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp luôn khiến người bệnh mất ngủ.

Giữ tâm trạng thoải mái

Người bệnh cần cố gắng giữ tinh thần thư thái trước khi ngủ. Nếu khó ngủ, bạn có thể đọc sách để cân bằng lại cảm xúc.Hãy tập cách thư giãn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Tìm các cách giải trí để giảm bớt mệt mỏi, tham gia vào các câu chuyện hoặc hoạt động mình yêu thích.
Nếu bị khó ngủ, hãy làm gì đó một cách tập trung khoảng 20 phút để dễ đi ngủ hơn.

Tích cực vận động

Cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường bao gồm cả việc tập thể dục. Vận động giúp cơ thể thoải mái và cân bằng mọi chỉ số trong cơ thể. Bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm nếu tập thể dục trong ngày. Người bị bệnh tiểu đường có thể dành ít nhất 10 phút để tập thể dục. Thói quen này còn giúp bạn đốt cháy calo và duy trì trọng lượng cơ thể, giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

>> Xem thêm: Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh