Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm và là bệnh rất khó chữa. Hiện nay có nhiều loại thuốc chữa tiểu đường được đánh giá tốt. Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 4 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới.
Thuốc Sitagliptin
Thuốc Sitagliptin là loại thuốc được sử dụng điều tị tiểu đường tuýt 2.
Chỉ định Thuốc Sitagliptin
Sử dụng cho người bị tiểu đường tuýt 2.
Những đối tượng không được sử dụng Thuốc Sitagliptin
- Người có tiền sử viêm tụy
- Người bị sỏi mật.
- Người đang bị bệnh thận
- Người mắc bệnh tim mạch
- Người nghiệm rượu
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ nhỏ
Liều lượng và cách dùng Thuốc Sitagliptin
Thuốc Sitagliptin ở dạng viên được dùng thông qua đường uống. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng sử dụng khác nhau.
Tác dụng phụ của Thuốc Sitagliptin
Sau khi sử dụng thuốc sẽ có tác dụng phụ như nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn…
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có những tác dụng phụ sau:
- Phát ban trên cơ thể,
- Khó thở, tức ngực
- Nước tiểu có lẫn máu
- Viêm tụy
- Sưng đau các khớp
Chú ý:
Hiện chưa biết mức độ tương tác của Thuốc Sitagliptin với các thuốc khác do đó bạn nên báo cho bác sĩ các thuốc bạn đã và đang dùng.
Thuốc sulfamide
Thuốc sulfamide là một loại hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea sử dụng điều trị tiểu đường tuýp 2. Do đó tuyệt đối không được dùng thuốc sulfamide cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1.
Chỉ định thuốc sulfamide
Dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Cách sử dụng thuốc sulfamide
Thuốc thuộc dạng viên nên có thể sử dụng thông qua uống cùng nước. Tuyệt đối không được nghiền hoặc nhai nát trước khi uống. Nên uống trước bữa chính đầu tiên trong ngày.
Liều lượng thuốc sulfamide
Liều lượng sử dụng sẽ do bác sĩ kê. Tùy thuộc và mức độ bệnh bác sĩ sẽ kê liều lượng sử dụng khác nhau.
Những đối tượng không được dùng thuốc sulfamide
- Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Người bị nhiễm keto-acid do tiểu đường.
- Người bị bệnh suy thận, gan nặng.
- Người mẫn cảm với thành phần của thuốc sulfamide
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ em
Tác dụng phụ của thuốc sulfamide
Sau khi uống thuốc sulfamide sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hạ đường huyết…
Nếu xuất hiện các dấu hiệu khác như vàng da, nước tiểu có màu sẫn, sốt cao… bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Chú ý:
Thuốc sulfamide có thể sử dụng với đồng thời nhiều loại thuốc. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước và tất cả những loại thuốc bạn đã dùng trước đó.
Thuốc tiêm Exenatide
Thuốc tiêm Exenatide là sản phẩm của thương hiệu Byetta hay Bydureon. Thuốc được sử dụng để tiêm và điều trị tiểu đường tuýp 2.
Chỉ định Thuốc tiêm Exenatide
Dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Những đối tượng không được dùng Thuốc tiêm Exenatide
- Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1
- Người mẫn cả với thành phần của Thuốc tiêm Exenatide
- Trẻ em
- Người có tiền sử bị ung thư biểu mô tuyến giáp ở thể tủy.
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Người bị tiền sử tân sinh đa tuyến nội tiết men 2
Cách sử dụng và liều lượng Thuốc tiêm Exenatide
Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ mắc bệnh để đưa ra liều lượng cụ thể. Ngày thường tiêm 2 mũi môi mũi cách nhau ít nhất 6 giờ và thường trước bữa ăn.
Tác dụng phụ của thuốc tiêm Exenatide
Sau khi sử dụng thuốc thường có tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy.
Tuy nhiên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những tác dụng phụ sau:
- Đau dạ dày liên tục.
- Bị phát ban
- Khó thở, khản tiếng
- Bị sưng phù nhiều vị trí
- Rối loạn tiểu tiện.
Chú ý:
Thuốc Exenatide có thể làm giảm hấp thu các thuốc khác theo đường uống. Do đó khi sử dụng bạn nên giản cách các loại thuốc khác nhau khoảng 1 tiếng. Ngoài ra bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và báo bác sĩ mọi loại thuốc bạn uống và đã uống.
Thuốc Pramlintide acetate
Thuốc Pramlintide acetate là loiạ thuốc sử dụng theo đường tiêm được sử dụng cho cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Chỉ định Thuốc Pramlintide acetate
Dùng cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Những đối tượng không được dùng Thuốc Pramlintide acetate
- Người bị viêm loét dạ dày
- Người bị hạ đường huyết không nhận thức
- Người có chỉ số HbA1c > 9%
- Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc Pramlintide acetate
- Trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
Cách dùng và liều lượng Thuốc Pramlintide acetate
Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thường được tiêm vào đùi hoặc thành bụng. Tuyệt đối không được tiêm vào tay sẽ làm sự hấp thụ của thuốc bị thay đổi.
Tác dụng phụ của thuốc Pramlintide acetate
Khi sử dụng thuốc Pramlintide acetate sẽ có những tác dụng phụ như nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi, đau khớp… Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy hiện tượng đó liên tục.
Chú ý:
Thuốc Pramlintide acetate có thể đồng thời sử dụng với các loại thuốc khác tuy nhiên nên theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bạn nên bảo với bác sĩ đã và đang dùng thuốc gì.
Trên đây là 4 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuốc. Bạn hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không được tự tiện mua thuốc về tự dùng.