Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 80 người chết vì bệnh tiểu đường. Tỷ lệ bệnh tiểu đường càng trẻ hóa độ tuổi cũng đã cho thấy mức độ nguy hiểm của biến chứng tiểu đường.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay được gọi là bệnh đái tháo đường. Là một hội chứng rối loạn chuyển hóa trong đó tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài do thiếu tác dụng của insulin.
Tình trạng thiếu tác dụng của insulin là do sự suy giảm tuyệt đối hoặc tương đối của sự bài tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Sự suy giảm hiệu quả của insulin ở các cơ quan mục tiêu (tính kháng insulin).
2. Phân loại bệnh tiểu đường
Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
Nếu không có insulin, glucose không thể được chuyển đến tế bào, đường sẽ tràn vào mạch máu. Ban đầu, đường này được sử dụng như một nguồn năng lượng, tuy nhiên nếu có quá nhiều đường trong mạch máu. Lượng đường này sẽ tích lũy trong các thành mạch máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim, thận, mắt, thần kinh,…
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.
- Các loại bệnh tiểu đường theo cơ chế, tình trạng bệnh cụ thể:
Bệnh liên quan đến những bất thường về yếu tố di truyền
Bệnh liên quan đến những yếu tố, tình trạng bệnh khác.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
3. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường
Do sự bất thường trong cơ chế bài tiết insulin bởi các yếu tố di truyền và do tế bào beta bị phá hủy bởi cơ chế tự miễn dịch của cơ thể.
Tình trạng thiếu tác dụng của insulin là do sự suy giảm tuyệt đối hoặc tương đối của sự bài tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy và suy giảm hiệu quả của insulin ở các cơ quan mục tiêu (tính kháng insulin).
Tính kháng insulin, ngoài liên quan đến các yếu tố di truyền còn chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ các yếu tố môi trường như ăn quá nhiều, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu vận động, stress…
3.1 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Nguyên nhân có thể là do hệ thống miễn dịch bị tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
3.2 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin. Tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thừa cân có liên hệ chặt chẽ của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh đều thừa cân.
3.3 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin.
Lưọng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
4. Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:
4.1.Thường xuyên khát nước (tăng khát – polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria):
Là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa.
Khi nước tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Điều này làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy mất nước nên thường xuyên khát. Càng khát bạn càng uống nhiều nước và dẫn đến tiểu tiện hơn nhiều.
Người bình thường đi tiểu 4-10 lần trong ngày, trung bình là 6-7 lần và không thay đổi. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường.
4.2.Cảm giác luôn đói
Cảm giác luôn đói và thèm ăn dù đã ăn uống đầy đủ. Thực tế, việc ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu còn cao hơn mà thôi.
Nếu bạn tiếp tục ăn nhưng cơn đói không biến mất, bạn có thể cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Khi các triệu chứng của bạn không liên qua đến bệnh tiểu đường.
4.3. Mệt mỏi
Mệt mỏi có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh khác mà bạn mắc phải có thể xảy ra. Có thể do lối sống của bạn (chế độ ăn uống nhiều carb, tiêu thụ quá nhiều caffein, lão hóa…). Nhưng khi kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
4.4. Mờ mắt
Mờ mắt không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào về mắt thì nó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
Nó xảy ra do sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn và mọi thứ bắt đầu trông mờ đi.
4.5. Giảm cân
Giảm cân không giải thích được có nghĩa là mất rất nhiều trọng lượng trong khi bạn không hề thay đổi chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục.
Giảm cân không mong muốn là dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
4.6 Các chứng bệnh về da:
Khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác của bạn, kể cả da – cơ quan lớn nhất của cơ thể.
Da khô có thể khiến bạn ngứa ngáy. Những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh. Một lý do khác gây ngứa da là tình trạng nhiễm nấm men – thường gặp ở người bị tiểu đường.
Da bị tối màu đi là tình trạng một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác.
Sự thay đổi về màu da này thường xuất hiện ở những vùng da bị có nếp nhăn hoặc nếp gấp. Ví dụ như trên cổ, ở nách, ở háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên các ngón tay.
4.7 Vết thương lâu lành
Vết thương lâu lành là do đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương.
Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân. Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
4.8 Tê bì
Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân: Lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh.
Tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.
5. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà. Cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà. Mật độ thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.
Thực hiện các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Thăm khám kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu bạn thay đổi lối sống.
Khi bạn hay người thân của mình có những triệu chứng trên thì đồng nghĩa là bạn cần thăm khám và làm các xét nghiệm để chuẩn đoán mức độ nhiễm bệnh.
Hiện nay trên thị trường tuy có nhiều thuốc chữa đái tháo đường dùng để hạ đường huyết. Việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng phụ thuộc vào sự hiểu biết và tuân thủ điều trị.
6. Biến chứng của bệnh đái tháo đường:
Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Các biến chứng có thể xuất hiện như sau:
- Biến chứng ở mắt: đường huyết cao làm hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Gây giảm dần thị lực, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp hoặc tệ hơn có thể dẫn đến mù loà.
- Biến chứng đến tim mạch: là một biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất. Gây nên các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu não… Đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân.
- Biến chứng về thần kinh: là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Trong đó bao gồm cả biến chứng thần kinh ngoại biên (tê bì chân tay, nóng rát, kiến bò trên da…). Biến chứng thần kinh tự chủ (nhịp tim nhanh khi nghỉ, bị táo bón, tiêu chảy đan xen…).
- Biến chứng về thận: làm tổn thương mạch máu trong thận gây suy thận.
- Biến chứng nhiễm trùng: làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Gây nên nhiễm trùng cơ hội ở nhiều vùng trên cơ thể. Chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét, hoại tử và đoạn chi.
- Biến chứng thai kỳ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát được đường huyết.
…
7. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống cần cân bằng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của bạn. Quan trọng hơn đối với bệnh nhân thì điều này càng quan trọng và cần thiết hơn.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh nhân ví dụ như hạn chế chất béo, chi các bữa ăn ra làm nhiều lần
Chăm sóc cơ thể cũng như bàn chân vì dễ xảy ra các biến chứng - Luyện tập: luyện tập thường xuyên rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Và ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu, hoạt động của insulin trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh tiểu đường. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn điều chỉnh chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp. Bank có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác trong website phù hợp cho mỗi cá nhân mắc phải.