Tiểu đường gây hoại tử: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây hoại tử: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây hoại tử chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người ở thời điểm này. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, nguyên nhân do đâu?

Tiểu đường gây hoại tử: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Tiểu đường gây hoại tử: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây hoại tử: Nguyên nhân do đâu?

Khả năng làm lành vết thương kém

Những vết thương phần mềm trên cơ thể chúng ta khá thường gặp. Đặc biệt là ở những người thường xuyên tham gia giao thông hay người lao động chân tay nặng nhọc. Thông thường, những vết thương đó có thể lành miệng hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần.

Tuy nhiên, điều đó không khả thi ở những người bị bệnh tiểu đường. Những vết thương với máu có lượng đường huyết cao trở thành miếng mồi béo bở cho các loại vi khuẩn, côn trùng tấn công. Chính vì vậy, việc chăm sóc và làm lành vết thương sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Khi đó, vết thương sẽ chậm lành hơn. Thậm chí, thời gian chữa lành những vết thương đơn giản nhất cũng có thể kéo dài tới vài tuần hay vài tháng. Thời gian càng kéo dài thì nguy cơ bị nhiễm trùng càng tăng. Nếu không thể khống chế, nguy cơ diễn tiến nặng thành hoại tử sẽ không còn xa.

Khả năng cảm nhận đau đớn giảm đi

Một nguyên nhân nữa thường gặp chính là người bệnh tiểu đường nặng thường bị biến chứng ảnh hưởng tới thần kinh ngoại biên. Kèm theo đó là chứng xơ vữa động mạch chuyển nặng. Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng chữa lành, nó còn làm cảm giác của người bệnh.

Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh thường khó cảm nhận được sự đau đớn. Dù bị bỏng rộp, dẫm phải vật sắc nhọn thì họ cũng không cảm thấy đau. Cùng với đó là việc dẫn máu đi nuôi dưỡng các tế bào bị suy giảm nhanh chóng. Dần dà, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các tổn thương mà không thể điều trị được tốt. Nguy cơ hoại tử cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều.

Hậu quả của việc hoại tử do tiểu đường?

Khi các vùng cơ thể bị hoại tử, cách làm duy nhất chính là thực hiện cắt đi phần cơ thể đó. Phần thường xuyên chịu tác động này nhất chính là 2 chân. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp điều trị, phòng ngừa để tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Giảm nguy cơ tiểu đường gây hoại tử

Rửa sạch chân tay hàng ngày
Rửa sạch chân tay hàng ngày

Khi bị mắc bệnh tiểu đường, có rất nhiều biến chứng cần chú ý. Và hoại tử chính là điều đáng lo lắng nhất. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng chống nguy cơ hoại tử.

Khi bị mắc bệnh tiểu đường, có rất nhiều biến chứng cần chú ý. Và hoại tử chính là điều đáng lo lắng nhất. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng chống nguy cơ hoại tử.

Kiểm tra chân tay hàng ngày

Ở người bệnh tiểu đường, chân và tay là những khu vực dễ bị hoại tử nhất. Tốt nhất, bạn nên chú ý dành thời gian hàng ngày để kiểm tra tình trạng chân tay của mình. Hãy làm điều đó như một thói quen để phát hiện ra những vấn đề sớm nhất và thực hiện điều trị phù hợp.

Rửa sạch chân tay hàng ngày

Mỗi ngày, bạn nên dùng xà phòng trung tính rửa sạch sẽ bàn tay, bàn chân. Đặc biệt là khu vực giữa những ngón tay, ngón chân của mình. Sau đó, sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để làm mềm vùng da gót chân tránh da bị nứt nẻ khó lành.

Cắt móng chân/ tay theo từng đường thẳng

Khi bị tiểu đường, bạn nên chú ý cắt móng của mình theo từng đường thẳng. Tuyệt đối không ắt ở cạnh góc vì nó gây tổn thương đến lớp da dưới chân. Trong trường hợp móng chân mọc ngược, mọc quặp, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị và phòng ngừa lở loét.

Vì vậy kiểm soát đường huyết và mỡ máu là cách tốt nhất để phòng tránh tiểu đường. Để hạn chế nguy cơ hoại tử, người bệnh cần nỗ lực kiểm soát lượng đường huyết của mình.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc tránh hoại tử, đoạn chi khi biến chứng loét bàn chân tiểu đường