sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường

Những sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường

Những sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường góp dẫn đến những biến chứng. Dưới đây là những sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết mà người bệnh tiểu đường type 2 thường gặp phải

Bỏ bữa

sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường
Bỏ bữa là sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng nếu nhịn ăn thì lượng đường trong máu không thể gia tăng. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Vì việc nhịn ăn hay bỏ bữa không phải là thói quen tốt ngay cả với người bình thường. Với người mắc bệnh tiểu đường type 2, nếu bỏ bữa sẽ gặp phải một trong 2 tình huống là tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp tăng đường huyết quá mức: Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ buộc phải tìm kiếm một nguồn năng lượng khác thay cho thực phẩm. Điển hình đó chính là glucose dự trữ ở gan. Lúc này, gan sẽ giải phóng đường mà không quan tâm đến việc đã có một lượng glucose đáng kể tồn tại trong máu. Và điều này sẽ dẫn đến tăng đường huyết quá mức.
  • Người bị đái tháo đường có sử dụng thuốc nhưng bỏ bữa có thể gặp phải vấn đề mất cân bằng lượng đường trong máu. Mà hệ quả dễ thấy nhất là hạ đường huyết quá mức.
  • Trường hợp bỏ bữa thường xuyên, người bệnh dễ rơi vào trạng thái thèm ăn. Ăn nhiều hơn vào các bữa sau. Khiến cân nặng tăng vọt không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Do đó, bạn nên có nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều trong một bữa. Nếu không có thời gian cho việc dùng bữa, bạn hãy uống sữa để “chữa cháy”. Một số loại sữa công thức dành cho người tiểu đường hiện nay không chỉ cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, mà còn hỗ trợ cho việc điều trị.

Kiểm tra đường huyết không đúng cách

sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường
Kiểm tra đường huyết không đúng cách là sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường

Một trong những nguyên nhân dễ khiến người bệnh gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường là không thực hiện đúng các thao tác đo đường huyết. Điều này rất dễ khiến cho kết quả thu được bị sai lệch ảnh hưởng đến việc dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, luyện tập của bệnh nhân.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã gắn que thử khớp với đầu máy đo. Và đảm bảo mã code trên hộp que thử đang dùng trùng khớp với mã máy thì kết quả mới chính xác. Trước khi tiến hành lấy máu đo, bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc cồn 70 độ. Sau đó lau khô bằng khăn sạch để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có thể gây nhiễu kết quả.
Bạn nên đo luân phiên các đầu ngón tay chứ không tập trung chủ yếu trên cùng một ngón. Lưu ý tránh tình trạng nắn bóp mạnh đầu ngón tay để lấy máu. Hoặc lấy máu khi đang cảm thấy đau nhức ở ngón tay.

Dinh dưỡng trong các bữa ăn chưa thực sự hợp lý

Bạn nên biết rằng, vấn đề dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình điều trị. Bởi lẽ, mọi thực phẩm bạn tiêu thụ đều có thể làm thay đổi mức đường huyết. Chính vì điều này mà nhiều người mang tâm lý lo sợ, đâm ra kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thậm chí có người còn cắt giảm tinh bột, kiêng ăn đường, trái cây. Hoặc không sử dụng chất béo vì sợ tăng cân. Quên mất rằng bữa ăn của người bị đái tháo đường vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm: đường, đạm, béo, chất xơ. Để an tâm, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp nhằm ước lượng được khẩu phần ăn. Cũng như cách lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với thể trạng của mình.

Trái ngược với tình huống trên, một số người bệnh vì thiếu hiểu biết nên cho rằng nếu ăn nhiều sau đó dùng thuốc để hạ đường huyết vẫn có thể đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, hành động này lại gây nhiều bất lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Chưa kể đến việc ăn uống vô độ như vậy còn dễ gây béo phì. Làm tăng tình trạng kháng insulin. Và gia tăng rủi ro mắc những biến chứng bệnh tiểu đường hơn nữa .

Lười vận động do sợ hạ đường huyết

Việc lười vận động và chế độ ăn quá nhiều năng lượng là hai trong những yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Trong khi đó, nếu người bệnh có kế hoạch tập luyện thích hợp sẽ giúp duy trì cân nặng ổn định. Đồng thời cải thiện hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể .

Đặc biệt hơn nữa là tập thể dục sẽ giúp cơ thể trở nên dẻo dai và mang lại tinh thần sảng khoái. Điều này rất có ích trong quá trình điều trị bệnh.

Với người mới bắt đầu, bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như đi bộ, yoga. Cần chú ý không vận động đột ngột vì rất dễ khiến bạn có nguy cơ hạ đường huyết quá mức.

Lúc này, bạn nên ngừng luyện tập và áp dụng các biện pháp sơ cứu tạm thời. Như ngồi nghỉ mệt, dùng một ít bánh kẹo ngọt .

Trường hợp được chỉ định sử dụng insulin và bạn có tập thể dục. Hãy thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thích hợp. Nên nhớ nếu bạn là người ít vận động trong một thời gian dài thì sẽ rất khó để dự đoán nhu cầu insulin.

Những sai lầm trong việc dùng thuốc

Không dùng thuốc, tự ý ngưng thuốc hoặc gia tăng liều lượng… . Là những sai lầm nghiêm trọng dễ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Mặt khác, cũng không ít người vì nôn nóng muốn điều trị dứt điểm bệnh. Nên đã tự ý phối hợp nhiều loại thuốc. Hành động này không những không làm hạ đường huyết mà còn có thể gây tương tác thuốc. Hoặc khiến người bệnh rơi vào trạng thái hạ đường huyết quá mức .

Có trường hợp đang điều trị thì người bệnh đột nhiên tự ý ngưng thuốc. Vì thấy đường huyết đã ổn định không có sự dao động. Thế nhưng, khi ngừng thuốc, đường huyết sẽ dễ tăng cao trở lại. Và kéo theo những biến chứng khôn lường.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn vẫn nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Đồng thời kết hợp cùng việc luyện tập và dinh dưỡng để việc kiểm soát đường huyết đạt hiệu quả tối ưu.

Không khám sức khỏe định kỳ

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau. Như mắt, thận, răng miệng… Do đó, người bệnh cần phải khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của biến chứng. Từ đó có hướng điều trị thích hợp .

Trên đây là những thông tin về những sai lầm dễ đưa đến những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường type 2 dễ mắc phải. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.