chăm sóc da cho người tiểu đường

11 mẹo chăm sóc da cho người tiểu đường

Tầm quan trọng của việc chăm sóc da cho người tiểu đường. Mỗi người bệnh cần phải kiểm tra thường xuyên, theo dõi sát sao mọi vết thương dù là nhỏ nhất. Phát hiện và chăm sóc vết thương sớm là cách tốt nhất để tránh mọi biến chứng có thể xảy ra. Sau đây là 11 mẹo chăm sóc da cho người tiểu đường:

Kiểm soát đường huyết

chăm sóc da cho người tiểu đường
Kiểm soát đường huyết là cách chăm sóc da cho người tiểu đường

Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong chữa bệnh tiểu đường. Duy trì đường huyết ổn định giúp giảm các biến chứng thần kinh và biến chứng động mạch ngoại biên. Nó cũng giúp máu lưu thông tới các chi tốt hơn, tăng khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể.

Kiểm soát huyết áp

Người bệnh tiểu đường thường đi kèm với nguy cơ bị huyết áp cao. Theo bác sĩ Norwood – Trưởng phòng dịch vụ y tế gia đình tại Bệnh viện Henry Ford West Bloomfield, Michigan, Mỹ: “Da là cơ quan lớn nhất cơ thể, nên nó sẽ bị ảnh hưởng bởi mọi thứ khác gây tác động xấu đến sức khỏe của bạn.”. Vì vậy, để duy trì một làn da khỏe mạnh, người bệnh cần kiểm soát huyết áp bằng những biện pháp như:

  • Dùng thuốc đều đặn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Ngủ nghỉ đúng giờ

Những biện pháp trên sẽ giúp giảm huyết áp và đường huyết, làm tăng lưu lượng máu tới da. Nhờ vậy, làn da sẽ khỏe mạnh hơn, đủ sức chống chọi với mầm bệnh.

Không tắm bằng nước quá nóng

chăm sóc da cho người tiểu đường
Chăm sóc da cho người tiểu đường

Tắm nước nóng đem lại cảm giác thoải mái nhất thời, nhưng lại không hề có lợi. Với bệnh nhân tiểu đường, nước nóng có thể gây khô da, làm da dễ bị nứt nẻ. Điều này vô tình mở ra cánh cửa cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Do lượng đường trong máu cao, vi khuẩn phát triển thuận lợi hơn, nhiễm trùng càng khó chữa lành.

Theo bác sĩ Norwood, bệnh nhân tiểu đường không nên tắm nước nóng quá 48℃, không ngâm người quá 10-15ph.

Một số bệnh nhân tiểu đường có tổn thương thần kinh ngoại biên, bị tê tay chân và khả năng cảm nhiệt kém. Tiến sĩ da liễu Elaine Gilmore – ĐH Rochester, NewYork, Mỹ khuyên người bệnh nên thử nước bằng cẳng tay hoặc một bộ phận khác vẫn còn cảm giác. Ngoài ra, có thể mua nhiệt kế vịt cao su để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm.

Giữ ẩm cho da thường xuyên

Dưỡng ẩm da là việc cần làm mỗi ngày để thực hiện mục tiêu dài hạn là chống khô dạ. Những vùng da trên cơ thể dễ bị khô nhất là: chân, tay, lưng và bụng.
Hiện nay, trên thị trường đã có các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, Stephanie Kovacs, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và bệnh tiểu đường tại Bang Columbia – Mỹ lại cho biết, chỉ cần sử dụng dầu dừa là đã đủ dưỡng ẩm.

Giữ da luôn sạch và khô

Bên cạnh việc dưỡng ẩm, một số khu vực lại cần đòi hỏi phải luôn khô ráo. Đó là những vùng da ở dưới cánh tay, dưới vùng ngực, giữa hai chân và giữa các đầu ngón chân. Môi trường ẩm ướt ở các khu vực này dễ trở thành điều kiện thuận lợi cho nấm ngứa phát triển.
Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo chắc chắn lau khô các vùng này sau mỗi lần tắm rửa. Người bệnh có thể sử dụng máy sấy để làm khô nhanh hơn, nhưng cần sấy ở nhiệt độ vừa phải để tránh gây bỏng.

Giữ ấm trong thời tiết lạnh và nóng

Trong những ngày trời lạnh, cần đặc biệt chú ý việc dưỡng ẩm da. Nếu ở trong nhà, cần thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm hoặc máy tạo độ ẩm. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp đảm bảo không khí trong nhà không quá khô. Nếu ở ngoài trời, phải đeo găng tay và tất chân để chống lại gió rét. Tốt nhất là dùng những loại găng không thấm nước để giữ ấm tốt hơn.
Tương tự, người bệnh cũng phải dưỡng ẩm cẩn thận vào mùa hè. Dùng kem chống nắng hàng ngày và không bao giờ được đi bộ chân trần. Ngay cả khi đi trên bãi biển cũng cần đi giày hoặc dép.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là bí quyết giúp làn da bóng khỏe hơn. Các nhà khoa học còn phát hiện rằng, những người uống 8 ly nước mỗi ngày ít sẽ duy trì đường huyết ổn định hơn những người uống dưới 2 ly nước mỗi ngày. Nguyên nhân được cho là vì thiếu nước trong cơ thể dẫn đến tăng nồng độ vasopressin trong cơ thể. Đây là loại hormone có khả năng thúc đẩy gan sản xuất nhiều đường trong máu.

Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe

Những đồ ăn có lợi dành cho người mắc bệnh tiểu đường là: ngũ cốc nguyên hạt, đồ chứa ít chất béo bão hòa, trái cây tươi và rau quả.
Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ hay hoa quả sấy khô. Thành phần của hoa quả sấy cũng chứa rất nhiều đường – nhóm chất gây hại với người bệnh.

Chọn xà phòng trung tính

Với người bệnh tiểu đường, không nên chọn những loại xà phòng có tính tẩy rửa quá mạnh. Những chất này có thể gây khô rát, kích ứng da và không có chức năng dưỡng ẩm.
Theo bác sĩ Norwood, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm có chứa bột yến mạch. Các thành phần trong bột yến mạch vừa có khả năng làm sạch, lại giúp dưỡng ẩm và làm dịu da sau mỗi lần sử dụng.

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Bàn chân là vị trí dễ gặp tổn thương nhất ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Một số biện pháp bảo vệ bàn chân cho người tiểu đường:

  • Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm (không quá nóng)
  • Không bao giờ được ngâm chân
  • Chú ý làm khô các kẽ ngón chân
  • Bôi kem dưỡng cho các đầu ngón chân và đáy bàn chân
  • Tránh đi giày, dép quá chật
  • Hạn chế đứng lâu, giảm áp lực lên bàn chân.

Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp

Ngay khi phát hiện vết thương trên da, đặc biệt là ở bàn chân, bệnh nhân cần có cách xử lý phù hợp.
Nếu vết thương nhẹ, chỉ cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Sau đó, bôi vết thương bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp để thúc đẩy nhanh lành thương, tránh bội nhiễm vi khuẩn.
Nếu vết thương nặng hơn hoặc đã tiến triển thành vết loét, người bệnh cần thực hiện đầy đủ 3 bước:

  • Rửa sạch vết loét: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã khử trùng qua thuốc sát khuẩn để loại bỏ các dị vật nếu có.
  • Rửa hoặc lau vết loét bằng dung dịch sát khuẩn: Không nên dùng các sản phẩm chứa cồn hay povidine iod vì gây đau, xót, nhuộm màu da và chậm lành vết loét.
  • Băng vết loét: Băng vết loét cẩn thận, hạn chế để vết loét tiếp xúc với môi trường

Để biết rõ hơn vầ cách chữa loét bàn chân ở bệnh tiểu đường, có thể tham khảo bài viết: Cẩm nang đều trị loét bàn chân bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường