các loại xét nghiệm

Các loại xét nghiệm tiểu đường và tầm soát tiểu đường type 2

Trước khi bị tiểu đường, cơ thể sẽ trải qua một giai đoạn gọi là tiền tiểu đường. Khi đó, lượng đường trong cơ thể sẽ cao một cách bất thường, được cảnh báo bằng những biểu hiện lâm sàng thông thường. Vì vậy đối tượng và các loại xét nghiệm tiểu đường và tầm soát tiểu đường type 2 như thế nào?

Dấu hiệu cần xét nghiệm tiểu đường

Nếu cơ thể bạn xuất hiện những biểu hiện sau thì bạn nên đi xét nghiệm để khẳng định bệnh tiểu đường.

  • Mắt nhìn mờ
  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm thấy rất đói, ngay cả sau khi ăn
  • Có vết loét hoặc vết thương khó lành
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

Những đối tượng nên đi thực hiện xét nghiệm thường xuyên

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
  • Những người có BMI lớn hơn 23 ở mọi độ tuổi. Có một hoặc nhiều bệnh như huyết áp cao, mức cholesterol bất thường. Lối sống ít vận động, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh tim.
  • Những người trên 45 tuổi nên đi xét nghiệm định kì 3 năm 1 lần.
  • Những người mang thai sẽ được theo dõi trong suốt thai kỳ. Nếu đã có tiền sử tiểu đường thai kì thì nên tầm soát mỗi 6 tháng 1 lần.
  • Nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tiểu đường, những người còn lại cũng nên xét nghiệm thường xuyên.

Các loại xét nghiệm tiểu đường

các loại xét nghiệm
các loại xét nghiệm

Khi biểu hiện lâm sàng cho thấy bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm sau tùy thuộc thể trạng mỗi người

Xét nghiệm HbA1c

Kỹ thuật này cho thấy mức đường trong máu trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Kết quả xét nghiệm như sau:

HbA1c Kết quả
Dưới 5,7% Bình thường
Từ 5,7% đến 6,4% Tiền đái tháo đường
Từ 6,5% trở lên Đái tháo đường

Lưu ý: xét nghiệm này bệnh nhân không cần phải nhịn ăn khi thực hiện.

Tuy nhiên, khi kết quả HbA1c không đồng nhất, không thể thực hiện xét nghiệm do hạn chế khách quan hoặc người bệnh có các yếu tố chống chỉ định (phụ nữ mang thai, rối loạn hemoglobin). Bác sĩ cần cân nhắc và tiến hành hai loại xét nghiệm bổ sung.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Xét nghiệm máu sẽ được lấy tại một thời điểm ngẫu nhiên, không cần nhịn ăn. Nếu mức đường trong máu ngẫu nhiên bằng hoặc cao hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L), điều này cho biết bạn bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết đói

Kết quả của xét nghiệm lượng đường trong máu như sau:

  • Dưới 100mg/dL (5,6mmol/L):  Bình thường
  • Từ 100–125 mg/dL (5,6–6,9 mmol/L):  Tiền tiểu đường
  • Bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/L): Tiểu đường

Lưu ý: khi thực hiện xét nghiệm này bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất từ 8 – 12h.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Ở xét nghiệm này, bạn sẽ cần nhịn ăn qua đêm và đo lượng đường trong máu lúc đói. Sau đó, bạn uống nước có đường và lượng đường trong máu được kiểm tra trong 2 giờ tiếp theo. Các kết quả được chẩn đoán như sau
Lượng đường trong máu Kết quả

  • Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L): Bình thường
  • Từ 140–199 mg/dL (7,8–11,0 mmol/L): Tiền tiểu đường
  • Trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L): Tiểu đường

Xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu thường không được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này khi nghi ngờ bạn mắc bệnh tiểu đường type 1. Nếu xét nghiệm cơ thể có lượng lớn ceton trong nước tiểu, có thể cho thấy cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin. Điều này chứng tỏ bạn có thể đang mắc tiểu đường type 1.