Khai thác tiểu sử bệnh tiểu đường

Có 4 điều cần làm để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Hãy tìm hiểu về bệnh, các yếu tố nguy cơ cũng như cách phát hiện sớm. Hãy ghi nhớ thật nhiều và kỹ lưỡng những biểu hiện sớm của mình để thông tin cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Sau đây là 4 điều cần làm để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Biết được những chỉ số của mình

chẩn đoán bệnh tiểu đường
Biết được những chỉ số của mình để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nếu bác sĩ nói rằng “Bạn tăng lượng đường máu, nhưng đừng lo lắng”, điều này không giải quyết được gì. Yêu cầu bác sĩ cung cấp thông tin chi tiết hơn. Đái tháo đường có thể được ngăn chặn nếu phát hiện sớm.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường tuýp 2, trên 40 tuổi, béo phì. Và có những vấn đề về sức khỏe khác như bệnh tim, bác sĩ sẽ cho bạn làm một xét nghiệm gọi là HbA1C. Xét nghiệm này cho biết sự biến đổi của lượng đường máu của bạn trong 2-3 tháng vừa qua giúp chẩn đoán tiểu đường. Từ đó làm căn cứ cho điều trị và chăm sóc phù hợp.
Nếu kết quả HbA1C của bạn nằm trong khoảng tiền đái tháo đường (5,7- 6,4%). Bạn có thể ngăn ngừa hoặc kéo dài thời gian chuyển thành bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống, tập luyện. Và giảm cân, đó là điều rất quan trọng mà bạn cần biết.

Nếu bạn đang mắc tiểu đường, bạn cũng muốn biết kết quả HbA1C của mình . Bởi vì nó cho thấy mức đường trung bình của bạn là bao nhiêu trong 24 giờ mỗi ngày trong vòng vài tháng. Nghiên cứu cho thấy những người mắc tiểu đường hiếm khi gặp những biến chứng mạch máu ở đáy mắt. Hay tổn thương thận nếu họ kiểm soát tốt đường máu.

Biết được thuốc của bạn

Rất nhiều bệnh nhân có một danh sách thuốc phải uống và không nắm được cơ chế tác dụng của thuốc. Bạn hãy yêu cầu được hướng dẫn, giải thích cụ thể về những thuốc bạn đang sử dụng.

chẩn đoán bệnh tiểu đường
Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc như sulfonylurea (một nhóm thuốc tiểu đường kích thích tụy tạo insulin). Và uống nó sau khi ăn thì việc bỏ qua hoặc trì hoãn bữa ăn sẽ làm lượng đường trong máu có thể tụt xuống. Có thể mất một vài lần để chỉ ra loại thuốc nào phù hợp nhất với bạn. Nhưng điều này không có gì đáng lo ngại. Đừng do dự khi hỏi bác sĩ về thuốc tiểu đường mà bạn đangdùng.

>>Xem thêm Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả nhất hiện nay

Biết mình phải đi khám ở những bác sỹ nào

Nếu bạn là một người mắc bệnh tiểu đường, hãy hỏi để biết mình cần thường xuyên đi khám những chuyên khoa nào. Nói chuyện với bác sĩ điều trị tiểu đường nếu bạn có bất kì vấn đề gì băn khoăn hoặc cần giúp đỡ trong việc tìm một chuyên gia.

Ví dụ, một người được chẩn đoán mắc tiểu đường trên 30 tuổi có thể cần kiểm tra mắt, đáy mắt bởi bác sĩ nhãn khoa mỗi năm một lần. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp lên kế hoặc ăn uống phù hợp với nhu cầu của bạn.

Những chuyên gia khác mà bạn có thể cần gặp bao gồm: bác sĩ chuyên về chân. Bác sĩ tim mạch, bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ chuyên về mạch máu. .

Hiểu rõ cơ thể của bạn

Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau, đừng cố gắng làm giảm triệu chứng. Lắng nghe cơ thể là quan trọng chính. Vì thế bạn có thể có những đánh giá cần thiết để ngăn chặn những vấn đề lớn hơn.

Tiểu đường là một bệnh có thể kiểm soát được, những nếu bạn lờ đi những triệu chứng trong một thời gian dài. Những biến chứng có thể tăng lên. Hãy chú ý đến một vết xước nếu nó không lành hoặc chân đau. Hay chứng đi tiểu nhiều, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.