chẩn đoán bệnh tiểu đường

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà mà ai cũng nên biết

Bệnh tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà để cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích về cách phát hiện bệnh tiểu đường.

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Dưới dây là những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà
Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà dựa vào các triệu chứng sớm của bệnh

Các triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường

– Chậm lành vết loét hoặc bị nhiễm trùng thường xuyên. Bệnh tiểu đường týp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn.

– Mệt mỏi: Nếu tế bào của bạn đang bị thiếu đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.

– Nhanh đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của cơ thể trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói cồn cào.

– Khát nước và đi tiểu thường xuyên: quá nhiều đường trong máu khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài mô. Do đó bạn có thể có cảm giác khát. Kết quả là, bạn có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể là

– Nhìn mờ: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể. Điều này thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.

– Mảng da sẫm màu: Một số người bị tiểu đường týp 2 có các mảng da màu tối, da thẫm ở chỗ nếp gấp, thường là ở nách và cổ. Tình trạng này cũng được gọi là chứng gai đen, có thể là dấu hiệu kháng insulin.

– Giảm cân: Mặc dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.

Ngoài các triệu chứng trên, các triệu chứng của bệnh tiểu đường týp 2 có thể bao gồm khô miệng và đau chân.
Không nhiều trường hợp bị tiểu đường týp 2 nhiều năm mà không biết mình có bệnh. Những trường hợp tiểu đường không được chẩn đoán này đôi khi chỉ được phát hiện qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Cách thử tiểu đường tại nhà

cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà
Cách thử bệnh tiểu đường tại nhà

Kiểm tra glucose máu hay cách thử tiểu đường tại nhà không hề khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Điều cần ghi nhớ là bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật và hướng dẫn của bác sĩ. Khi đo, hãy tuân thủ những bước sau:

– Rửa tay bằng nước ấm và lau khô trước khi đo.

– Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.

– Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).

– Tiếp đến, bạn lắp que thử vào máy đo đường huyết trong máu. Bạn cần nhớ nhanh chóng đóng ngay lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh ảnh hưởng đến các que khác.

– Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.

– Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.

– Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.

– Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.

Những lưu ý về cách thử tiểu đường tại nhà

Kiểm soát lượng đường máu tại nhà mang đến khá nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có các lưu ý bạn không nên bỏ qua để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các lưu ý gồm có:

– Hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định cách thử tiểu đường tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn sự chỉ định, những hướng dẫn cần thiết và chính xác nhất.

– Ghi chép rõ thời gian, kết quả và các thông tin liên quan để có cơ sở so sánh, theo dõi mức glucose máu của bản thân. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ tìm hiểu, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bạn.

– Bạn cũng không phải kiểm tra đường huyết nhiều lần trong 1 ngày. Quan trọng là bạn giữ thói quen đo theo định kỳ, gắn thời điểm đo với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

– Máy đo và que thử phải khớp mã vạch. Nếu không khớp, bạn phải ngay lập tức liên hệ điểm bán, chuyên viên để được tư vấn, thay đổi.

– Đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không đo liên tục trên cùng một ngón. Không tiến hành lấy máu nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay.

– Ghi nhớ rằng tuyệt đối không được tái sử dụng những loại que thử, kim lấy máu. Việc này vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, vừa làm sai lệch kết quả đo.

Hy vọng qua cách thử tiểu đường tại nhà ở trên, bạn đã nắm rõ quy trình tự kiểm tra lượng đường trong máu ngay tại nhà. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, đây sẽ là một sự hỗ trợ tốt cho cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan sống cùng bệnh tiểu đường.