dư ối tiểu đường thai kỳ

Dư ối tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Nếu lượng đường trong máu của sản phụ cao, thai nhi sẽ nhận được dinh dưỡng từ người mẹ cũng sẽ bị tăng đường huyết. Dẫn tới làm tăng lượng nước tiểu của thai nhi và gây dư ối tiểu đường thai kỳ

dư ối tiểu đường thai kỳ
dư ối tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường do thay đổi nội tiết của cơ thể người mẹ trong thai kỳ dẫn đến tăng đề kháng với insulin. Làm cơ thể sản phụ không thể tự điều chỉnh lượng lượng đường trong máu. Đặc biệt, những sản phụ có bệnh tiền sử gia đình bị tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh này khá cao.

Tiểu đường thai kỳ được phát hiện vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Tại thời điểm này, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh ra insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu khám định kỳ đối với những phụ nữ mang thai. Cho dù họ có tiền sử bệnh hay không. Nhiều trường hợp có những triệu chứng tương tự như:

  • Thường xuyên có cảm giác khát nước, uống nhiều nước vẫn khát
  • Đi tiểu liên tục, nhu cầu tiểu nhiều lần hơn so với nhu cầu đi tiểu của các sản phụ khác
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không làm sạch được bằng các dung dịch chống nhiễm khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, vết trầy xước hay vết đau khó lành.
  • Sụt cân và mệt mỏi dẫn tới thiếu năng lượng và kiệt sức.

Nguồn gốc của nước ối

  • Nước ối được tạo ra từ ba nguồn gốc: màng ối, máu mẹ và thai nhi.
  • Nguồn gốc từ màng ối: Màng ối bao phủ bánh nhau dây rốn cũng tiết ra nước ối
  • Nguồn gốc từ máu mẹ: Có sự trao đổi qua màng ối của các chất giữa nước ối và máu mẹ.
  • Nguồn gốc từ thai nhi: Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối. Và khi chất gây xuất hiện từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 28 của thai lỳ thì đường tạo nước ối này mới chấm dứt. Bắt đầu từ tuần thứ 20, nước ối có nguồn gốc từ khí – phế – quản. Do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của em bé. Tuy nhiên, nguồn gốc quan trọng nhất hình thành nước ối là do đường tiết niệu. Em bé bài tiết nước tiểu vào buồng ối từ tuần thứ 16 thai kỳ.

Nguồn gốc quan trọng nhất tạo ra nước ối là do nước tiểu của em bé tiểu vào buồng ối. Chất lỏng vào và ra khỏi phổi và dạ dày của em bé theo một chu kỳ tái tạo khép tín và liên tục. Sau khi chất lỏng vào và qua đường tiêu hóa do sự tái hấp thu nước ối. Nước ối sẽ được thận bài tiết ra ngoài. Sau đó lại tiếp tục tái chế và lặp lại chu kỳ. Theo cơ chế này, lượng nước ối sẽ luôn được duy trì sẽ không gây quá nhiều hay quá ít trong giai đoạn mang thai của người mẹ.

Tuy nhiên trong trường hợp lượng nước ối ở mức cao. Và không tự điều chỉnh được sẽ gây ra dư ối.

Mối liên hệ giữa tiểu đường thai kỳ và dư ối

Dư ối tiểu đường thai kỳ
Mối liên hệ giữa tiểu đường thai kỳ và dư ối

Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là thường xuyên khát nước. Và tiểu nhiều, uống nhiều nước nhưng vẫn có cảm giác khát. Do khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể chúng ta sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu nhằm pha loãng lượng đường bị dư.

Lúc này, các tế bào bị thiếu nước sẽ kích thích trung tâm gây khát. Gây nên cảm giác khát không những nghỉ. Lượng đường trong cơ thể dư, thận sẽ hoạt động mạnh hơn để loại bỏ lượng đường dư cùng với việc uống nhiều nước dẫn tới đi tiểu nhiều hơn.

Nếu sản phụ bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Thai nhi nhận chất dinh dưỡng từ mẹ cũng sẽ bị tăng đường huyết. Do đó, thai nhi triệu chứng khát nước liên tục và tiểu nhiều. Mà một trong những nguồn gốc nước ối quan trọng nhất đó là do đường tiết niệu. Bắt đầu từ tuần thứ 16 em bé sẽ bắt đầu bài tiết nước ối vào buồng ối. Khi mẹ bị tiểu đường, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ không được kiểm soát tốt. Vì vậy, thai nhi có thể sẽ sinh ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Dẫn đến lượng nước tiểu sẽ tăng dẫn tới dư ối.

Khi thấy có các triệu chứng trên hay có dấu hiệu khác thường cần đến các cơ sở y tế ngay để được phát hiện bệnh sớm.