hệ thống nội tiết và bệnh tiểu đường

Mối liên hệ giữa hệ thống nội tiết và bệnh tiểu đường

Hệ thống nội tiết tố bao gồm nhiều tuyến khác nhau, tiết ra các hormone quyết định cách thức mà các tế bào và cơ quan hoạt động. Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, có liên quan mật thiết đến hệ nội tiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ nội tiết cũng như mối liên quan của nó với bệnh tiểu đường.

Vai trò của hệ thống nội tiết với cơ thể

hệ thống nội tiết và bệnh tiểu đường
Vai trò của hệ thống nội tiết với cơ thể

Hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiều quá trình của cơ thể. Dưới đây là vai trò cụ thể của từng tuyến nội tiết khác nhau:

  • Tuyến tụy: Điều chỉnh lượng đường trong máu
  • Tuyến thượng thận: Làm tăng lượng đường trong máu và tăng nhịp tim
  • Tuyến giáp: Giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể
  • Tuyến yên: Kích thích tăng trưởng
  • Tuyến tùng: Điều chỉnh các dạng của giấc ngủ
  • Buồng trứng: Thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm giới tính nữ
  • Tinh hoàn: Thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm giới tính nam

Hệ thống nội tiết với vai trò chuyển hóa năng lượng

Quá trình trao đổi chất bao gồm tất cả các phản ứng hóa học cho phép cơ thể duy trì sự sống. Chuyển hóa năng lượng là một trong những quá trình này và nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người.

Protein, chất béo, và carbohydrate có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng. Tuyến tụy chiếm vị trí quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, bằng cách tiết ra hormone insulin và glucagon tương ứng, tạo ra glucose và axit béo cho các tế bào sử dụng làm năng lượng.

Mối liên hệ giữa hệ thống nội tiết và bệnh tiểu đường

hệ thống nội tiết và bệnh tiểu đường
Mối quan hệ giữa hệ thống nội tiết và bệnh tiểu đường

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, khi cơ thể không thể sử dụng được glucose do thiếu hụt insulin hoặc không sử dụng được insulin, hoặc cả hai.

Bệnh tiểu đường có liên quan đến cách cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Hormone insulin có vai trò làm giảm mức đường huyết, còn glucagon giúp tăng mức đường huyết. Ở người không bị tiểu đường, insulin và glucagon phối hợp với nhau để giữ cho mức đường huyết cân bằng.

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng đúng với insulin. Gây ra sự mất cân bằng giữa tác dụng của insulin và glucagon.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể không sản xuất đủ insulin do đó mức đường huyết trở nên quá cao. Trừ khi người bệnh tiêm thêm insulin.

Còn trong bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin. Điều này cũng sẽ dẫn tới mức đường huyết cao hơn bình thường. Các loại thuốc điều trị tiểu đường loại này bao gồm thuốc giúp tăng độ nhạy cảm với insulin. Thuốc kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn và các loại thuốc khác giúp ức chế giải phóng glucagon.