Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh phát triển và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28.

Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, gây ra lượng đường cao trong máu. Phụ nữ có thai nếu không phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Tim hiểu tiểu đường thai kỳ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đườn g thai kỳ.
Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường… là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.

3. Đối tượng và những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng. Biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì.

3.1 Những thai phụ có nguy cơ cao như:

  • Thai phụ trên 30 tuổi
  • Quá cân hoặc béo phì
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường (trực hệ)
  • Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  • Buồng trứng đa nang
  • Đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp hoặc rối loạn đường huyết đói.

3.2 Những dấu hiệu thường gặp

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những biểu hiện tiểu đường thai kỳ tương tự như những người mắc bệnh đái tháo đường

  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

4. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng nhưng vẫn có một số nguy cơ gia tăng bất lợi.

4.1. Đối với mẹ:

Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh …

  • Khó sinh: Đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang bé, làm tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để sản xuất thêm insulin. Điều này dẫn đến phân thân trên của bé – vai phát triển nhanh trong thai kỳ. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.
  • Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4.2 Đối với con

Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Sau sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất tiếp insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết.

Một số trường hợp gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não. Vì vậy bé cần được kiểm tra và phát hiện kịp thời.

Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to , giảm sự trưởng thành của phổi

Mẹ bị thừa cân và mắc bệnh trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: hội chúng suy hô hấp xảy ra vì em bé có thể bị sinh non khi phổi chưa phát triển đầy đủ.

Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch…

Bé cũng dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh

5. Các biện pháp chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường thai kỳ. Thai phụ cần đi khám thai định kỳ, mỗi lần khám nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ, thai phụ nên đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Xét nghiệm đường huyết trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28.

Khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết cần chú ý:

Không tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose huyết cho những mẹ bầu đã từng được chẩn đoán bệnh hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L.

Ăn uống bình thường 3 ngày trước đó

Không dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.

Trước lúc làm nghiệm pháp phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.

Thử nghiệm được tiến hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ

Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho mẹ bầu uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường

Trong thời gian làm nghiệm pháp mẹ bầu có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.

6. Phương án điều trị tiểu đường thai kỳ

6.1 Ăn uống lành mạnh

Lập thực đơn ăn uống mỗi ngày với các món ăn và hàm lượng dinh dưỡng cân bằng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giúp bạn kiểm soát lượng tinh bột và năng lượng nạp vào cơ thể. Tránh trường hợp ăn uống tùy hứng làm đường huyết dao động quá cao hoặc quá thấp.

Các chuyên gia thường khuyên người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần chia nhỏ bữa ăn. Để tránh đường huyết sau ăn tăng quá cao với ba bữa chính và ba bữa phụ xen kẽ. Với số lượng bữa ăn hợp lý và đa dạng món ăn mà không bị ngán.

Người mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất như vitamin D, C, E, B, sắt, axit folic, canxi, magiê, iốt… từ sữa và các viên uống bổ sung.

Đối với người bệnh, nguồn năng lượng từ chất đạm chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng năng lượng hàng ngày. Bạn nên lựa chọn nguồn đạm dễ tiêu hóa từ cá, gia cầm hoặc trứng, sữa.

Giảm lượng đường nêm trong thức ăn và cố gắng tránh dùng đồ ngọt là cách hiệu quả ngăn ngừa đường huyết tăng vọt.

6.2. Hoạt động thể chất

Tăng cường vận động giúp tiêu thụ bớt năng lượng thừa, giảm đề kháng insulin và giảm đường huyết. Khi mang thai, tăng cân là điều hiển nhiên.

Hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tập các môn thể thao có cường độ cao hơn. Bạn không nên tập thể dục với các bài tập bằng lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bơi lội, đi bộ trên máy hay thực hiện các bài tập tại chỗ nhẹ nhàng.

6.3 Ăn nhiều chất xơ:

Chất xơ có trong rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày giúp phòng ngừa táo bón, cải thiện hoạt động của insulin, làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Các loại hạt, yến mạch, đậu… là nguồn cung cấp tinh bột, giàu chất xơ và các vitamin tốt cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.

6.4. Tiêm insulin nếu cần thiết.

Để điều trị, thai phụ có thể không cần phải sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thai kỳ. Chỉ cần kiểm soát được tình trạng rối loạn đường huyết bằng cách theo sát chế độ ăn và kế hoạch luyện tập đặc biệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc insulin để giúp làm hạ nồng độ đường trong máu.

Insulin là một loại hormone mà bình thường tụy tiết ra. Loại insulin mà người ta sử dụng để điều trị tiểu đường được gọi là insulin tổng hợp. Việc điều trị bằng insulin nhằm mục đích làm giảm nồng độ đường trong máu của người bị tiểu đường thai kỳ bằng với nồng độ đường của phụ nữ bình thường.

Tiêm insulin hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

6.4. Giảm cân trước khi mang thai

Giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài để trái tim khỏe mạnh. Cơ thể nhiều năng lượng  và tự tin vào bản thân.