Kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào?

Làm thế nào để biết và ổn định được lượng đường huyết sau ăn

Để có thể theo dõi lượng đường sau ăn 1 cách chính xác và hiệu quả, bạn nên đo đường huyết sau đúng 2 giờ ăn. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở phòng xét nghiệm, hoặc để dễ dàng thì có thể dùng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà.

lượng đường huyết sau ăn
Làm thế nào để biết và ổn định được lượng đường huyết sau ăn

Cách sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra

Rửa tay hoặc sát khuẩn trước khi lấy máu

  • Bước này có tác dụng diệt khuẩn và giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu trời lạnh, bạn nên rửa tay bằng nước ấm, giúp máu dễ dàng lưu thông, quá trình lấy máu nhanh hơn.
  • Lau thật khô tay rồi mới lấy que thử ra khỏi lọ. Tay ướt sẽ làm ướt que thử, có thể gây hỏng que. Tay khô giúp máu không lan trên da khi lấy máu.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy máu

  • Lắp kim vào bút lấy máu.
  • Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra.
  • Sau đó lấy kim lấy máu lắp vào ống bút sao cho kim chạm vào đáy bút, không rơi ra ngoài.
  • Khi kim lấy máu đã đúng vị trí, dùng tay vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim.
  • Cuối cùng, lấy đầu bút lắp vào lại. Vặn theo chiều kim đồng hồ.

Lấy máu

Với từng loại da khác nhau, bạn sẽ điều chỉnh độ sâu khác nhau để không gây đau.

  • Mức 1,2: dùng cho da mỏng.
  • Mức 3: da không quá dày không không quá mỏng.
  • Mức 4, 5: da dày, sờ vào có vết chai sạn.

Điều chỉnh độ sâu xong thì bạn kéo phần cuối bút khi nghe tiếng “tách”
Cắm que thử máu vào máy đo đường huyết, máy sẽ tự khởi động.
Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu chạy về đầu ngón. Đặt đầu ngón tay áp sát đầu bút lấy máu.
Ấn nút trên thân bút, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào da và rút lại ngay lập tức. Nặn 1 giọt máu vừa phải là đủ cho máy đo đường huyết phân tích rồi.

Phân tích chỉ số đường huyết thông qua máy đo

Ổn định được lượng đường huyết sau ăn
Phân tích chỉ số đường huyết thông qua máy đo

Đưa que thử vuông góc với giọt máu. Máu sẽ tự động hút vào để phân tích chỉ số đường huyết của cơ thể bạn.

Sau 5 giây, máy cho ra kết quả.

Từ đây, bạn sẽ biết được lượng đường sau ăn của mình là bao nhiêu.

Nguyên nhân tăng chỉ số đường huyết sau ăn

Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng gặp ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.
Đối với người khỏe mạnh, khi lượng đường trong máu tăng lên, một lượng insulin phù hợp sẽ được tuyến tụy tiết ra giúp giảm lượng đường trong máu. Do đó, sau 2 giờ ăn, chỉ số đường huyết ở người khỏe mạnh trở về giá trị khi đói.

Ở người bị tiểu đường và tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tiết ra chậm. Đây là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu không giảm, khiến chỉ số đường huyết tăng cao.

“Tăng đường huyết sau ăn” được định nghĩa là trạng thái hoạt động của insulin bị suy giảm. Từ đó không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể, gây nên tình trạng “rối loạn dung nạp glucose”. Sự rối loạn chức năng dung nạp làm tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch.

Sự tiến triển từ rối loạn chức năng dung nạp glucose đến bệnh xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ. Dó đó, bệnh nhân cần quản lý chặt chẽ cả lượng đường trong máu trước và sau khi ăn.

Cách giảm đường huyết sau ăn tốt nhất

Lượng đường trong máu lên xuống thất thường là do bạn không kiểm soát được chất lượng bữa ăn hàng ngày. Có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể. Bác sĩ có một số lời khuyên như sau:

  • Tăng cường các loại rau, ngũ cốc, các loại đậu. Các thực phẩm này sẽ cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế các đồ uống có đường ( nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả), bánh ngọt. Nếu bạn là một người có thói quen ăn ngọt, khi chế biến thực phẩm có thể cho vào một ít bột quế thay đường.
  • Kiêng ăn các chất béo từ động vật, chế biến đồ ăn bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Nên chia nhỏ mỗi bữa ăn hàng ngày, không ăn quá nhiều vào một bữa. Ăn rau, chất đạm như cá, thịt nạc vào đầu bữa ăn, trước khi ăn cơm giúp đường huyết ổn định hơn.
  • Tập thể dục 30 – 45 phút mỗi ngày. Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể sử dụng nhiều đường hơn, từ đó giảm glucose trong máu.