Thời điểm kiểm tra đường huyết chính xác nhất

Khi nào cần phải kiểm tra đường huyết?

Các bác sĩ chuyên khoa đã có những khuyến cáo về trường hợp cần thiết và thời điểm phải kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt

Các trường hợp cần kiểm tra đường huyết

Trường hợp 1: Có di truyền bệnh đái tháo đường

Trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ từng có tiền sử đái tháo đường thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Mặc dù không phải 100% các trường hợp đều lây nhiễm di truyền. Nhưng nếu gia đình có tiền sử thì bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

thời điểm phải kiểm tra đường huyết
thời điểm phải kiểm tra đường huyết

Trường hợp 2: Người cao tuổi nên kiểm tra đường huyết thường xuyên

Ngày nay, bệnh tiểu đường đang có xu thế trẻ hóa, xuất hiện cả ở lớp thanh niên, trẻ em. Nhưng khoảng hơn 80% các ca bệnh đều phát hiện ở tuổi trung niên, tuổi già, từ 45 tuổi trở lên. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm, các chức năng trên cơ thể dần yếu đi. Cùng với đó là chế độ ăn uống không khoa học kéo dài trong quá khứ có thể khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Vậy nên, ở tuổi ngoài 45, bạn hãy chịu khó tự kiểm tra đường huyết hoặc đi kiểm tra định kỳ ở bệnh viện nhé!

Trường hợp 3: Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh tiểu đường Type 3 (tiểu đường thai kỳ). Nếu mức độ tiểu đường quá nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi và bà bầu. Nên các mẹ phải theo dõi đường huyết thường xuyên nhé!

Trường hợp 4: Người mắc bệnh huyết áp

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có khoảng từ 40 – 60% bệnh nhân tiểu đường được chẩn đoán là huyết áp cao. Vậy nên, đối với những người thường xuyên bị huyết áp cao. Cộng thêm biểu hiện béo phì thì nên kiểm tra đường huyết tại nhà thường xuyên. Bởi nếu không, để hai bệnh này kết hợp cùng một lúc sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tử vong,…

Trường hợp 5: Người xuất hiện triệu chứng của tiểu đường

Trường hợp cuối cùng nên đo đường huyết khẩn trương là những người đang có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Một số dấu hiệu thường thấy nhất là:

  • Khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Thèm ăn, đặc biệt là thèm đồ ngọt nhưng lại sút cân nhanh chóng
  • Mắt mờ, thị lực suy giảm
  • Xuất hiện các vết sạm, vết nhăn trên da, có vết loét ở lòng bàn chân cảm giác ngứa ngáy dưới da
  • Mệt mỏi, căng thẳng, thiếu sức sống
  • Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng
  • Hơi thở có mùi hôi, nước tiểu đổi màu vàng sậm,…

Thời điểm kiểm tra đường huyết chính xác nhất

Ở một vài thời điểm, khi bạn kiểm tra đường huyết sẽ không cho ra chỉ số khách quan nhất. Chẳng hạn như khi vừa mới ăn cơm xong, chỉ số đường huyết sẽ khá cao do cơ thể chưa kịp chuyển hóa. Nó dễ dàng khiến bạn nhầm tưởng rằng mình đang bị tiểu đường. Vậy nên, các bác sĩ đã đưa ra 4 mốc thời gian tốt nhất để bạn thử tiểu đường và đọc kết quả chính xác nhất.

Thời điểm kiểm tra đường huyết chính xác nhất
Thời điểm kiểm tra đường huyết chính xác nhất

– Thời điểm 1: Khi mới thức giấc vào buổi sáng. Mức đường huyết dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L) là hợp lý nhất, chứng tỏ bạn không bị bệnh.

– Thời điểm 2: Trước khi ăn: Đường huyết trong khoảng 70 – 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L)

– Thời điểm 3: Trước lúc đi ngủ buổi tối: Mức đường huyết từ 110 – 150mg/dL (khoảng 6 – 8 mmol/L)

– Thời điểm 4: Sau khi ăn khoảng 2 tiếng: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L).

Cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Để có thể theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên ngay tại nhà. Bạn nên sắm một chiếc máy đo đường huyết cá nhân và làm theo từng bước sau:

Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà bông và lau khô tay trước khi lấy máu. Bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ để máu dồn về đầu ngón tay.

Bước 2: Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Sau khi lấy que thử thì cần đóng nắp lại ngay để tránh ẩm, mốc những que thử khác.

Bước 3: Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với da tay của bạn.

Bước 4: Ấn nhẹ bút thử vào đầu ngón tay của bạn để lấy máu

Bước 5: Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên ngay phần đầu que thử. Sau đó đợi vài giây rồi đọc kết quả

Cách thử tiểu đường tại nhà này sẽ cho kết quả thấp hơn từ 10 – 15% chỉ số trong phòng xét nghiệm bệnh viện. Vậy nên, không nên quá lạm dụng vào máy đo cá nhân mà hãy đến bệnh viện định kỳ để nhận được kết quả chính xác nhất nhé!

Giải pháp khi phát hiện đường huyết tăng cao

Khi kiểm tra đường huyết và phát hiện ra chỉ số đường đang tăng cao. Bạn cần lập tức thực hiện những việc sau:

  • Đầu tiên, đến các trung tâm y tế uy tín để đo chính xác đường huyết và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ.
  • Sau đó, về nhà theo dõi đường huyết thường xuyên và định kỳ.
  • Cải thiện chế độ ăn: Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả, cá biển, nước lọc, nước ép hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt (hạt lanh, hạt chia, đậu đen, gạo lứt,..). Hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, thịt đỏ, cơm trắng, bột mì, đồ uống có ga, có cồn, bánh kẹo ngọt.
  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn để nâng cao sức đề kháng, kích thích các tế bào và cơ quan hoạt động.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.