nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em

Thói quen uống nước ngọt tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ em

Uống nước ngọt là một trong những thói quen rất phổ biến của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ. Thói quen uống nước ngọt tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ em, điều này cần phải thay đổi ngay từ thói quen sinh hoạt không lành, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiểu đường tuyp 2

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ

Một số thể trạng tự sản xuất ra kháng insulin, cũng có một số thể trạng không sản xuất đủ insulin. Dù là nguyên nhân nào thì sự thiếu hụt insulin cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Trẻ em bị tiểu đường phải được tiêm insulin để hỗ trợ chuyển hóa đường trong cơ thể

nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em
nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em

Sự thiếu hụt insulin cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể nạp quá nhiều đường và chất béo, khiến insulin không đủ để cân bằng và chuyển hóa lượng đường trong cơ thể trẻ.

Ngoài ra, chứng thừa cân, béo phì, lối sống và sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động… cũng có thể gây nên bệnh béo phì. Trong đó, thói quen uống nước ngọt thường xuyên với một lượng lớn. Là nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiểu tường type 2 ở trẻ em.

Vì sao uống nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em?

Uống nhiều nước ngọt liên tục trong nhiều tháng sẽ khiến cơ thể bị tích mỡ thừa xung quanh gan, cơ xương. Khiến cho cơ thể tự kháng insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường.

Uống nhiều nước ngọt còn làm gia tăng nguy cơ béo phì do lượng đường. Chất béo có trong loại nước này khá là cao, thậm chí còn làm tăng cholesterol. Là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ tim mạch.

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2 ở trẻ.

Làm sao để ngăn thói quen uống nước ngọt ở trẻ em?

Nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em. Vì vậy không nên cho trẻ nạp những loại thức ăn, thức uống có nhiều đường và chất béo một cách thường xuyên như bánh kẹo ngọt, thức ăn chiên rán, nước ngọt…

Thay vào đó hãy tập cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây ít ngọt như thanh long, cam, quýt, bưởi…

Có thể thay thế nước ngọt bằng nước ép trái cây nguyên chất. Và giúp trẻ làm quen với việc kiêng nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có gas.

nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em
nước ngọt tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em

Nếu trẻ không thể bỏ được thói quen uống nước ngọt. Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống 1 cốc nhỏ và không nên uống thường xuyên.

Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao. Đặc biệt là đối với trẻ đã bị thừa cân, béo phì. Khi trẻ giảm cân thì lượng đường trong máu sẽ giảm, nguy cơ mắc tiểu đường cũng sẽ giảm xuống.
Thay thế đường bằng isomat. Isomat là chất làm ngọt tự nhiên không gây tích mỡ và béo phì. Được sử dụng phổ biến như một loại đường cho người ăn kiêng.

Bệnh tiểu đường ở trẻ điều trị như thế nào?

Khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh đái tháo đường. Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết khám. Sau khi xác định chẩn đoán đái tháo đường típ 2, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ chế độ ăn và tăng cường tập thể dục.

Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý rằng ban đầu thuốc hạ đường huyết hoặc insulin được chỉ định điều trị do lượng đường đang cao trong máu nhưng thay đổi lối sống (chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động với mục tiêu giảm cân) vẫn là nền tảng của điều trị.

Nếu bạn hướng dẫn trẻ thực hiện thay đổi lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ (bản thân bố mẹ phải cùng đồng hành tập luyện với trẻ) không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn có thể giảm liều thuốc, thậm chí nhiều trẻ có thể ngừng thuốc trong một thời gian dài.

Bố mẹ nên dành thời gian tập luyện thể dục cùng trẻ để động viên, khuyến khích trẻ tăng cường và duy trì tập luyện.

Trong nhà nên hạn chế cất giữ những thực phẩm ăn nhanh nhiều năng lượng mà trẻ khó kiểm soát được sự thèm ăn, nên quy định thời gian xem tivi…Trẻ vị thành niên bắt đầu có ý thức về làm đẹp và kiến thức bảo vệ sức khỏe. Lúc này, bạn có thể cùng trẻ trò chuyện với bác sĩ để trẻ hiểu rõ về bệnh lý mình mắc phải. Nâng cao ý thức và kiến thức từng bước về bệnh đái tháo đường cho trẻ là cách hỗ trợ hợp lý và bảo đảm hiệu quả phòng, chống bệnh lâu dài.