Thông tin cơ bản về bệnh Tiểu đường Tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh không lây nhiễm nhưng lại khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này nếu không được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng. Chúng ta cần nắm rõ nhưng thông tin cơ bản về tiểu đường tuýp 2 để bảo vệ bản thân và người thân xung quanh.

1. Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) là loại bệnh tiểu đường trong đó lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin.
Đó là sự đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường. Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào. Lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.

2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
  • Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Vết thương lâu lành
  • Đau và tê ở chân hoặc tay
  • Sụt cân không rõ lý do
Các triệu chứng dấu hiệu cơ bản của tiểu đường tuýp 2

Khi bất cứ ai trong gia đình có triệu chứng trên, có thể họ đã mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường. Chính vì vậy bạn hãy đi khám ngay để kiểm soát bệnh tốt hơn nhé. Ngoài ra mọi người cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống thích hợp, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, và cũng nên chú ý tới nguy cơ béo phì nữa nhé.

3. Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2

Trong bệnh tiểu đường loại 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin) . Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

  • Yếu tố môi trường :
    Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin đúng cách. Ngoài ra còn liên quan đến chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng và không lành mạnh. Việc thiếu lượng hấp thụ chất xơ và magie có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường type 2.
  • Yếu tố di truyền
    Tiền sử gia đình và gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoặc chức năng tuyến tụy . Khi những bất thường về gen di truyền này chồng lên nhau, bệnh tiểu đường type 2 có nhiều khả năng khởi phát hơn.

4. Biến chứng đái tháo đường tuýp 2

Nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 tiếp tục tiến triển sẽ tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác nhau. Biến chứng được chia ra làm 2 thể

4. 1. Biến chứng mạn tính

  • Biến chứng tim mạch:
  • Biến chứng thận:
  • Biến chứng thần kinh:
  • Biến chứng về thị giác:
  • Nguy cơ nhiễm trùng
  • Các biến chứng trong thời kỳ mang thai
  • Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như: xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da…

4.2. Biến chứng cấp tính

Hạ đường huyết: xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 2

Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong đòi hỏi người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Nhiễm toan ceton: là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit, đây là kết quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

5. Các biện pháp chẩn đoán tiểu đường type 2

Kiểm tra các kết quả trong việc xét nghiêm sau đây:

  • Lượng đường trong máu: Đầu tiên sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân theo ngẫu nhiên lúc chưa ăn và sau khi ăn. Đường huyết lúc đói ≥126 mg/dl hoặc đường huyết ngẫu nhiên ≥200 mg/dl là một trong những điều kiện để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
  • HbA1c: Giá trị của HbA1c (hemoglobin A1c (NGSP)) cũng quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu giá trị này ≥6,5% (giá trị NGSP) thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Giá trị HbA1c là giá trị phản ánh chỉ số đường huyết trung bình trong 1-2 tháng trước. Điều này là do glucose trong máu liên kết với moglobin và tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 120 ngày (khoảng 4 tháng).
  • Xét nghiệm dung nạp glucose 75g đường uống (75g OGTT): Trong xét nghiệm này, sau khi cho bệnh nhân hấp thụ 75g glucose, tiến hành lấy máu theo thời gian và đo lượng đường trong máu.

Đối với những người khỏe mạnh, lượng đường trong máu đạt đến giá trị tối đa khoảng 30 phút sau khi uống. Lượng đường trở về mức dưới giá trị tiêu chuẩn hoặc sau khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp của bệnh tiểu đường (loại bệnh tiểu đường), lượng đường trong máu không giảm hoàn toàn và vẫn còn cao. Giá trị đường huyết sau 2 giờ từ ≥200 mg/dl là một trong những điều kiện chẩn đoán bệnh tiểu đường.

6. Điều trị bệnh tiểu đường type 2

Từ nguyên nhân của bệnh tiểu đường thì ngoài nguyên nhân về yếu tố di truyền ra thì cơ sở trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Việc điều trị như cải thiện chế độ ăn uống, vận động vừa phải và kết hợp dùng thuốc là rất quan trọng.

  • Liệu pháp ăn uống: Bệnh nhân cần biết lượng năng lượng thích hợp để hấp thụ dựa trên lượng hoạt động thể chất và cân nặng. Bản thân cố gắng tạo một chế độ ăn uống cân bằng theo hướng dẫn. Đối với ngũ cốc nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
  • Liệu pháp vận động: Bệnh nhân cần thường xuyên vận động vừa phải theo hướng dẫn và đi bộ đầy đủ mỗi ngày. Điều quan trọng là cần vận động cơ thể thường xuyên.
  • Điều trị bằng thuốc: Trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn uống. Liệu pháp vận động không khả quan, tiến hành điều trị bằng thuốc. Theo tình trạng bênh, sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc uống điều trị tiểu đường khác với insulin. Trường hợp sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường nhưng không có hiệu quả. Bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng insulin hoặc chuyển sang chỉ điều trị bằng insulin.

7. Cách đơn giản phòng chống đái tháo đường type 2

  • Ăn sáng một cách nghiêm túc
  • Uống cà phê
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie
  • Ăn thêm rau xanh
  • Chế độ ăn lành mạnh như rau, củ, quả, cá và các loại gạo nguyên cám
  • Uống rượu với nồng độ vừa phải

Từng cách phòng chống căn bệnh này website sẽ trình bày chi tiết vào các bài viết tiếp theo.

Dù là bệnh tiểu đường loại nào thì quan trọng nhất trong điều trị là ở chính người bệnh chứ không ai khác. Nhưng thông tin mà chúng ta tim hiểu sẽ giúp bản thân và gia đình kiểm soát được căn bệnh tốt hơn.