Nguyên nhân lớn nhất của những tổn thương mắt do bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc. Bệnh lý hoàng điểm và tăng nhãn áp tân mạch xảy ra trong quá trình bệnh võng mạc tiến triển cũng dẫn đến suy giảm thị lực.
Quá trình tiến triển của bệnh võng mạc cho đến khi bị mất thị giác
Nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường là do các mạch máu bị tổn thương khi lượng đường trong máu tăng cao. Do trên võng mạc có các mạch máu nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi tăng đường huyết nên đây là những phần có những biến đổi đặc trưng xuất hiện trong bệnh tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường sẽ tiến triển theo giai đoạn bệnh võng mạc giai đoạn nền. Bệnh võng mạc tiền tăng sinh, bệnh võng mạc tăng sinh.
Bệnh võng mạc giai đoạn nền
Mạch máu võng mạc trở nên dễ vỡ do tăng đường huyết, gây xuất huyết ở những đốm nhỏ (đốm xuất huyết). Có thể nhìn thấy những đốm như vẩy nến (xuất tiết cứng). Hoặc một vết sưng trong vi mạch (chứng phình mạch) khi protein và chất béo trong máu rỉ ra ngoài.
+ Triệu chứng cơ năng: Không có.
+ Phương pháp điều trị: Nếu bệnh nhân cải thiện kiểm soát đường huyết. Triệu chứng trên có thể tự nhiên biến mất.
Bệnh võng mạc tiền tăng sinh
Là tình trạng thiếu máu ở võng mạc (thiếu máu cục bộ) và tạo ra các nốt dạng bông (xuất tiết mềm). Thiếu oxy cũng sẽ làm cho mạch máu bị chết. Để thay cho mạch máu đã chết, mạch máu mới đang chuẩn bị phát triển. Ngoài ra, tĩnh mạch bị sưng bất thường và hình dạng vi mạch cũng trở nên bất thường.
+ Triệu chứng cơ năng: Hầu như không có
+ Phương pháp điều trị: thực hiện laser quang đông chiếu xạ ánh sáng laser đến võng mạc đang bị thiếu máu cục bộ, và ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới. Việc thực hiện laser quang đông cẩn thận ở giai đoạn này là yếu tố quan trọng để phòng ngừa mất thị giác. Để xác định chính xác thời gian và phạm vi của quá trình laser quang đông, tiến hành chụp đáy mắt huỳnh quang sử dụng thuốc cản quang.
Bệnh võng mạc tăng sinh
Là giai đoạn các tân mạch phát triển để bổ sung tình trạng thiếu máu cục bộ võng mạc. Các tân mạch sẽ không chỉ phát triển ở võng mạc mà còn phát triển thành phần giống như thạch (thủy tinh thể) bên trong nhãn cầu vốn không cần các mạch máu.
Bởi vì cấu trúc của tân mạch rất giòn nên có thể vỡ và gây xuất huyết ở võng mạc, thủy tinh thể. Ngoài ra, các thành phần máu từ các tân mạch rò rỉ ra ngoài và tạo màng (màng tăng sinh) trên bề mặt của võng mạc. Do màng tăng sinh sẽ tăng độ bám dính của thủy tinh thể và võng mạc nên dễ xảy ra tình trạng bong võng mạc.
+ Triệu chứng cơ năng: Ở giai đoạn này cũng gần như không có triệu chứng cho đến khi xảy ra xuất huyết lớn hoặc bong võng mạc.
+ Phương pháp điều trị: Tiếp tục kiểm tra thường xuyên cho đến khi tiến hành laser quang đông toàn bộ võng mạc để ngăn chặn hoạt động của các tân mạch và tình trạng bệnh ổn định.
Để bảo vệ mắt khi bị bệnh tiểu đường
Tất cả các phương pháp điều trị được giới thiệu ở đây đều dựa trên tiền đề kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bệnh lý võng mạc ít có khả năng xảy ra khi kiểm soát đường huyết tốt hơn là kết quả của một nghiên cứu khảo sát lớn trong và ngoài nước.
Hãy luôn cố gắng kiểm soát đường huyết tốt hơn và chú ý những điều dưới đây.
Thời gian tiêu chuẩn nên kiểm tra soi đáy mắt
- Người không bị bệnh võng mạc 6~12 tháng 1 lần
- Người bị bệnh võng mạc giai đoạn nền 3~6 tháng 1 lần
- Người bị bệnh võng mạc tiền tăng sinh 1~2 tháng 1 lần
- Người bị bệnh võng mạc tăng sinh 2 tuần ~1 tháng 1 lần
Tạo thói quen kiểm tra soi đáy mắt cẩn thận
Bệnh lý võng mạc tiến triển mà không xuất hiện các triệu chứng cơ năng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân tiếp nhận kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện sớm bệnh. Nếu phát hiện sớm bệnh, tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra soi đáy mắt thường xuyên bởi bác sĩ nhãn khoa vì kiểm tra soi đáy mắt trong khám sức khỏe thông thường không được kỹ như khi đi khám nhãn khoa.
Chú ý kiểm soát đường huyết chặt chẽ
Khi tình trạng kiểm soát đường huyết liên tục không tốt trong nhiều năm. Nhưng khi vừa phát hiện bệnh võng mạc lại bắt đầu kiểm soát chặt chẽ đường huyết. Bệnh võng mạc có thể chuyển biến xấu đi nhanh chóng. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa và giảm lượng đường trong máu xuống từng chút một.
Hạn chế liệu pháp vận động
Liệu pháp vận động là không thể thiếu trong việc giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn bệnh võng mạc tăng sinh. Vận động cường độ cao có thể là nguyên nhân gây xuất huyết đáy mắt. Vì vậy hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ.
Về sinh con
Nếu thai phụ có bệnh võng mạc không ổn định, sau khi sinh con có nguy cơ bệnh sẽ tiến triển nhanh và dẫn đến mất thị giác. Nên kiểm tra soi đáy cẩn thận, nếu cần thiết, điều trị bệnh võng mạc bằng quang đông. Và nếu kiểm soát đường huyết tốt sau đó, có thể yên tâm mang thai và sinh con.
Nên có “sổ tay nhãn khoa trong bệnh tiểu đường”
Quyển “sổ tay nhãn khoa trong bệnh tiểu đường” được phát hành bởi The Japanese Society of Ophthalmic Diabetology. Quyển sổ này sẽ ghi chép kết quả kiểm tra và nội dung điều trị về nhãn khoa, nội khoa. Và đóng vai trò không chỉ như bản ghi nhớ của bệnh nhân mà còn là cầu nối liên lạc giữa các bác sĩ nhãn khoa và nội khoa. Vì vậy khi đến viện nên mang theo quyển sổ này.
>>Xem thêm: biến chứng tiểu đường ở mắt