Thông tin cần biết về thuốc tiêm tiểu đường Humulin R

Thông tin cần biết về thuốc tiêm tiểu đường Humulin R

Thuốc tiêm tiểu đường Humulin R là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để kiểm soát đường huyết đối với những người bị tiểu đường. Ở bài viết này tieuduong.net sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng, cách dùng, những tác dụng phụ khi dùng thuốc. Cùng tìm hiểu nhé!

Tác dụng của thuốc tiêm tiểu đường Humulin

Thành phần của thuốc gồm có dược điển Nhật Bản Human insulin (tái tổ hợp gen) 1000 UI, Glycerin đặc, m-Cresol, Chất điều chỉnh pH.

Tác dụng của thuốc tiêm tiểu đường Humulin
Tác dụng của thuốc tiêm tiểu đường Humulin

Thuốc Humulin R là loại thuốc được các bác sĩ thường dùng để kiểm kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Và dùng cho bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin.

Cách dùng thuốc tiêm tiểu đường Humulin

Đối với người trưởng thành khi dùng thuốc Humulin thì ở giai đoạn đầu sẽ được tiêm từ 4 ~ 20 UI/lần tiêm dưới da trước mỗi bữa ăn. Và số lần tiêm sẽ được tăng lên hoặc khi tiêm thuốc kết hợp với các loại insulin khác.

Liều lượng tiêm sẽ được thay đổi tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kết quả của mỗi lần khám. Tuy nhiên, liều lượng duy trì tiêm thông thường là 4 ~ 100 UI mỗi ngày. Và có thể dùng tăng lên nếu cần thiết.

Với những người bị hôn mê do tiểu đường thì có thể tiêm ở các vị trí: dưới da, bắp, tĩnh mạch hoặc truyền vào tĩnh mạch.

Khi dùng thuốc bạn cần chú ý đến thời gian phát huy tác dụng của thuốc. Chú ý đến số UI trên mỗi mL và tình trạng của bệnh nhân có phù hợp với các đặc tính của thuốc hay không.

Tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường Humulin

Khi dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường thì bất cứ loại nào cũng có những tác dụng phụ nhất định. Có loại tác dụng phụ không quá nghiêm trọng, nhưng có loại bạn phải dừng dùng ngay lập tức. Dưới đây là những tác dụng phụ của thuốc Humulin bạn cần để ý khi dùng thuốc:

  • Gọi cấp cứu nếu có các dấu hiệu dị ứng với insulin sau: đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, ngứa phát ban trên toàn bộ cơ thể, khó thở, thở khò khè, mạch nhanh, vã mồ hôi hoặc sưng ở lưỡi hoặc họng.
  • Liên hệ với bác sĩ để có chỉ định kịp thời nếu: Bị giữ nước khiến tăng cân, sưng ở bàn tay hoặc chân, cảm thấy khó thở. Và có nồng độ kali thấp khiến chuột rút ở chân, táo bón, rối loạn nhịp tim, khát nước hoặc tiểu nhiều, tê hoặc ngứa ran, yếu cơ, cảm giác khập khiễng.
  • Lượng đường trong máu xuống thấp;
  • Bị ngứa, phát ban nhẹ.
Tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường Humulin
Tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường Humulin

Khi dùng thuốc Humulin cần lưu ý những gì?

Thật thận trọng khi dùng thuốc với các trường hợp

  • Bệnh nhân có biến động mạnh về nhu cầu insulin: Bệnh nhân phẫu thuật, bị chấn thương, bệnh truyền nhiễm, phụ nữ mang thai
  • Các bệnh nhân hoặc người bình thường có trạng thái dễ bị hạ đường huyết.
  • Những bệnh nhân có nguy cơ gặp tai nạn nếu bị hạ đường huyết (chẳng hạn như bệnh nhân làm việc ở những nơi cao, lái xe ô tô,…)
  • Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tự trị

Những lưu ý quan trọng khác

  • Lựa chọn thuốc tiêm phù hợp với cơ địa và tình hình hiện tại của bệnh. Cần được hướng dẫn chi tiết cụ thế về cách dùng và tiêm thuốc đúng vị trí, đúng liều.
  • Nên xem xét việc dùng thuốc khi đang thực hiện liệu pháp ăn uống và vận động. Trừ những trường hợp phải dùng thuốc gấp.
  • Thuốc có thể làm hạ đường huyết vì thế nếu chưa ăn, vận động với cường độ cao đột ngột thì không nên dùng thuốc.
  • Lưu ý với trường hợp liều lượng insulin không đủ có thể làm tăng đường huyết.
  • Khi dùng thuốc có thể khiến cho chức năng gan bị rối loạn. Nên hãy theo dõi bất cứ hiện tượng bất thường nào khi dùng thuốc. Lúc này hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thay đổi về loại thuốc.
  • Việc kiểm soát đường huyết quá nhanh sẽ khiến cho bệnh võng mạc tiểu đường xuất hiện, gây tật khúc xạ ở mắt, làm rối loạn thần kinh. Vì thế đừng lạm dụng việc hạ đường huyết nhanh mà hãy làm hạ đường huyết từ từ.

Bảo quản thuốc tiêm tiểu đường Humulin

  • Không nên để đông lạnh thuốc và bảo quản nơi thoáng mát với nhiệt độ 2~8°C.
  • Sử dụng trong vòng 28 ngày kể từ ngày bắt đầu dùng thuốc.

Cùng tìm hiểu thêm về: