Biến chứng suy tim ở bệnh tiểu đường và hướng điều trị

Biến chứng suy tim ở bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm nhất ở người bệnh tiểu đường. Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Bệnh suy tim mạn tính hiện chưa có thuốc chữa khỏi nhưng có thể điều trị làm chậm sự tiến triển, hạn chế biến chứng. 

Biến chứng suy tim ở tiểu đường là gì?

Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được (một khối lượng công việc so với tim một người bình thường và hiệu suất bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể bị giảm). Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ độc lập của suy tim.

Biến chứng suy tim ở tiểu đường

Mức độ ảnh hưởng của biến chứng suy tim ở bệnh tiểu đường

Tiểu đường biến chứng suy tim là một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm nhất ở người bệnh tiểu đường. Suy tim hay còn gọi là suy tim xung huyết, là tình trạng trái tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Điều này được xác định bằng số lần nhập viện do các triệu chứng (biến chứng) như khó thở, ho, phù, mệt mỏi, kiệt sức. Bệnh nhân mất dần khả năng vận động, sinh hoạt, làm việc, dẫn đến chất lượng sống suy giảm, đe dọa tính mạng.

Trong thời gian dài, bệnh nhân bị tổn thương hẹp động mạch vành. Không có cảm giác đau nhưng ở tình trạng thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim thầm lặng, hậu quả suy tim ở người bệnh tiểu đường.

Do đó, người bệnh cần phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách giữ huyết áp ổn định, ổn định đường huyết. Phải ngăn ngừa biến chứng tim mạch và giảm thiểu yếu tố nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác.

Dấu hiệu và cấp độ của biến chứng suy tim ở tiểu đường

Dấu hiệu

Thường có các biểu hiện sớm như mệt mỏi khó thở khi gắng sức, hay ho về đêm. Đặc biệt làm việc nhanh mệt. Suy tim nhẹ có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Vào các giai đoạn sau, các triệu chứng của suy tim có thể kéo dài, thường xuyên hoặc xuất hiện đột ngột:

  • Khó thở
  • Phù và tăng cân
  • Chóng mặt, mệt mỏi và kiệt sức dần
  • Nhịp tim nhanh bất thường

Cấp độ suy tim

Biến chứng suy tim ở tiểu đường

Phòng ngừa tiểu đường biến chứng suy tim

Cần phải giảm gánh nặng cho tim. Bệnh nhân mắc các bệnh nói trên cần phải được điều trị tốt để tránh dẫn đến giai đoạn bị suy tim. Với người mắc bệnh van tim cần phải được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, phẫu thuật đúng thời điểm. Với người đã bị tăng huyết áp thì cần điều trị lâu dài và kiểm soát huyết áp ổn định. Với bệnh lý mạch vành thì cần được điều trị và theo dõi nhằm tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Phẫu thuật trong điều trị suy tim

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc nhưng không cải thiện tốt. Các phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích sửa chữa lại những tổn thương thực thể tại tim là căn nguyên gây ra suy tim, bao gồm:

  • Đặt stent, bắc cầu động mạch vành.
  • Sửa chữa, thay thế van tim.
  • Đặt máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim.
  • Cấy ghép tim.

Kiểm soát chặt đường huyết và tăng huyết áp

Kiểm soát chặt đường huyết và tăng huyết áp giúp giảm nguy cơ suy tim trên bệnh nhân tiểu đường .
Mục tiêu điều trị bệnh suy tim mạn tính không phải là chữa khỏi. Bệnh chỉ có thể là kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng. Giúp cho bệnh nhân kéo dài thời gian sống và cải thiện tối đa chất lượng sống.

Các loại thuốc điều trị suy tim

Việc sử dụng thuốc là nhằm vào mục tiêu này. Vì vậy, các thuốc được bác sĩ chỉ định thường là để ổn định huyết áp. Kiểm soát hoạt động bơm máu của tim bằng cách giảm gánh nặng cho tim. Các loại thuốc như dung thuốc lợi tiểu, giãn mạch, tăng sức co bóp cho cơ tim..

Người bệnh suy tim sẽ được điều trị bằng thuốc lợi tiểu giúp cơ thể loại bỏ bớt chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được kê thêm những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc ức chế men chuyển, hoặc ức chế thụ thể Angiotensin II
  • Di go xin loại thuốc giúp tim bơm máu hiệu quả hơn
  • Thuốc điều hòa nhịp tim

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ. Tránh tình trạng uống thuốc thấy đỡ là thôi không tiếp tục điều trị. Trong trường hợp người bệnh suy tim gặp phải những tác dụng phụ của thuốc cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để giảm liều hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thật ra, điều trị không dùng thuốc chiếm vai trò khá quan trọng trong việc cải thiện tình trạng suy tim. Bác sĩ sẽ ưu tiên trao đổi nhiều hơn về việc thay đổi lối sống để phòng ngừa tiến triển suy tim bằng những lời khuyên sau đây:

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ, yoga;
  • Tránh làm việc gắng sức quá mức
  • Cai hút thuốc lá, không uống rượu;
  • Kiểm soát căng thẳng, sống lạc quan vui vẻ;
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải;
  • Ăn uống lành mạnh: Không ăn mặn, bổ sung nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt, uống đủ nước;
  • Hạn chế ăn nhiều cholesterol (trong mỡ động vật, các chế phẩm béo từ sữa);
  • Khám bệnh định kỳ hàng tháng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Kiểm soát các bệnh liên quan: tăng huyết áp, tiểu đường, COPD, hen…

Biến chứng tim mạch ở người tiểu đường là một trong những nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến tử vong ở người bệnh. Đối với những người tiểu đường có biến chứng suy tim nên được chữa trị kịp thời và phải được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.