ăn chay có tốt cho bệnh tiểu đường không?

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể cải thiện bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống theo ‘kiểu tập trung bữa sáng’. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì nếu điều chỉnh chế độ ăn uống với bữa sáng có lượng calo cao thì sẽ có hiệu quả giảm cân, giảm lượng insulin và cải thiện kiểm soát đường huyết.

Chế độ ăn uống là một yếu tố để điều chỉnh đồng hồ sinh học, dựa trên chế độ và thời gian ăn uống mà nhịp điệu cơ thể được điều chỉnh phù hợp cho việc tập thể dục và nghỉ ngơi. Bữa sáng đóng vai trò hết sức quan trọng, là công tắc khởi động cơ thể và đầu óc để bắt đầu các hoạt động trong ngày. Đồng hồ sinh học được điều chỉnh bởi việc ăn uống sau một thời gian dài chưa ăn gì, có nghĩa là, bữa sáng giúp thiết lập lại đồng hồ cơ thể một cách dễ dàng.

Các nghiên cứu được báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng khi bỏ bữa sáng, hiệu suất học tập và làm việc sẽ giảm. Ngoài ra, có những báo cáo rằng những người có xu hướng ăn sáng ít hơn thường dễ bị béo phì hơn.
Ngay cả với cùng một lượng bữa ăn, hiệu quả chuyển hóa năng lượng cũng thay đổi tùy theo thời gian ăn uống. Tần suất bỏ bữa sáng càng nhiều thì số lần ăn đêm hoặc ăn vặt càng thường xuyên hơn và điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.

Thời điểm ăn uống cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Bữa ăn cuối cùng trong ngày là bữa tối. Thời gian ăn tối muộn có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học và chuyển thành chế độ ăn theo “kiểu của người làm việc ban đêm”, gây ra rối loạn tinh thần và thể chất.

“Đồng hồ sinh học” là yếu tố chịu ảnh hưởng đặc biệt của chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng”. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng khi thay đổi chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng”, sự thèm ăn bị ức chế và lượng chất béo đốt cháy tăng lên.

Chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng” là gì?
Đại học Tel Aviv của Israel, mới đây, đã công bố một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng” sẽ có hiệu quả giảm cân và giúp cải thiện kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Y tế Israel và đã được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 100 của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ (ENDO 2018) được tổ chức tại Chicago, Illinois.

Người béo phì và thừa cân thường có bữa ăn phổ biến theo kiểu “big dinner” với lượng calo hấp thụ dư thừa và ăn nhiều vào bữa tối. Nếu tạo thói quen ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng” bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống với lượng calo cao trong bữa sáng, lượng trung bình ở bữa trưa và ăn ít vào bữa tối thì ngay cả khi lượng calo hấp thụ hàng ngày là như nhau, mọi người có thể giảm cân dễ dàng hơn.

Ở những người bị tiểu đường, chế độ ăn kiểu này sẽ giúp giảm lượng insulin cần thiết cho cơ thể và cải thiện kiểm soát đường huyết.
“Điều mà phần lớn mọi người quan tâm trong bữa ăn là loại thực phẩm nào nên ăn và hạn chế lượng calo như thế nào, nhưng quan trọng hơn, đó là thời gian và tần suất của các bữa ăn“, Giáo sư Daniel Ikanovic, Đại học Y khoa Tel Aviv cho biết.

Giáo sư Daniel Ikanovic chỉ ra rằng “Chức năng trao đổi chất của cơ thể chúng ta thay đổi trong suốt cả ngày, phản ứng với glucose khác nhau giữa việc ăn cùng một loại bánh mì cho bữa sáng và cho bữa tối. Việc ăn bánh mì bữa sáng mang lại hiệu quả giảm cân dễ hơn. Ở bệnh nhân tiểu đường thì có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu“.