Các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh

Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ

Sau khi sinh, tính kháng insulin được cải thiện, khả năng dung nạp glucose trở lại bình thường, nhưng vẫn có khoảng 20~30% phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose ngay cả sau khi sinh, 20% phụ nữ có chức năng chuyển hóa glucose trở lại bình thường sau sinh phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm. Vậy các nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ

Các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh

Các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh
Các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh

Theo nghiên cứu của O’Sullivan và cộng sự, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường sau sinh của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ là béo phì. Béo phì trước và sau khi mang thai là nguy cơ lớn nhất, ngoài ra còn một vài yếu tố khác như tiền sử gia đình, chỉ số đường huyết từ xét nghiệm dung nạp glucose trong thai kỳ và giảm bài tiết insulin.

Các nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
– Trước khi mang thai
Béo phì, tiền sử gia đình, độ tuổi, chủng tộc (Châu Á, Châu Phi, Hispanic).

nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh
nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh

– Trong thai kỳ
+ Chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau 2 giờ (75g OGTT) cao, HbA1c cao. Suy giảm bài tiết insulin.
+ Phát hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ, sử dụng insulin.
– Sau khi sinh
+ Béo phì, bất thường trong 75g OGTT trong một thời gian ngắn sau sinh, khoảng thời gian sau khi sinh.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Thai phụ nên xem xét tham gia thường xuyên các bài kiểm tra đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh. Có một vài báo cáo đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và can thiệp bằng cách sử dụng thuốc metformin có tác dụng ngăn chặn 50% nguy cơ khởi phát tiểu đường tuýp 2 sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu, việc cho con bú 3 tháng sẽ có tác dụng kìm hãm khoảng 50% nguy cơ khởi phát tiểu đường sau sinh.

Theo dõi sau sinh

Do tỷ lệ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bị mắc bệnh tiểu đường sau sinh ngày càng cao. Cho nên việc đánh giá chuyển hóa glucose bằng xét nghiệm dung nạp glucose sau 6~12 tuần sinh cũng như theo dõi lâu dài là rất quan trọng.
Nội dung của việc theo dõi bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, lipid, huyết áp. Kiểm tra nguy cơ khởi phát bệnh tiền tiểu đường, hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra cần thực hiện kiểm soát lượng đường trong máu để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp và giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Đặc biệt, cần khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa sự khởi phát của tiểu đường sau sinh.

>> Xem thêm: Có 8 nguyên nhân chính gây tiểu đường thai kỳ