Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường

Tình trạng trẻ em mắc bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai của các em. Do đó cha mẹ nên tìm hiểu xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường

Do chế độ sinh hoạt, tập luyện không thích hợp, lối sống không lành mạnh, di truyền dẫn tới hậu quả trẻ mắc bệnh tiểu đường. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh này là: ăn nhiều nhưng vẫn sút cân, đi tiểu thường xuyên, khát nước, hay uống nhiều nước, mệt mỏi, cảm xúc thất thường.

Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường
Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường

Trẻ nhỏ khi bị mắc bệnh chưa có ý thức về việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Và cân đối chế độ ăn uống. Hơn nữa trẻ đang trong độ tuổi cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy cha mẹ cần kiểm soát sát sao chế độ ăn uống của con.

Hạn chế đường

Hạn chế nêm đường vào đồ ăn và thức uống cho trẻ. Hạn chế nước ngọt có ga, hoa quả sấy. Kiểm soát kỹ càng lượng đường nạp vào cơ thể trẻ sao cho ở mức thấp nhất. Mẹ có thể sử dụng loại đường ăn kiêng dành cho người bị bệnh tiểu đường, để trẻ không bị chán ăn.

Tránh ăn thực phẩm dầu mỡ

Để bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cùng với việc thay đổi các món ăn thường xuyên. Các mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít chất béo như: tôm, cua, lươn, chim,…  Thay vì các loại thịt như lợn, bò, cá, gà, vịt…

Nếu sử dụng các loại này các mẹ chỉ lấy phần nạc khi chế biến món ăn cho trẻ. Không lấy phần mỡ để tránh việc trẻ phải hấp thụ lượng chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe, làm nặng thêm bệnh tiểu đường ở trẻ nặng. Khi nấu ăn nên chú ý bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật như lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu ô liu…

Ăn nhiều rau, quả

Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Bởi chúng cung cấp vitamin, muối khoáng và chất xơ cho cơ thể. Một chế độ ăn với nhiều chất xơ sẽ có tác dụng chống táo bón, giải độc. Lại kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết trong cơ thể của trẻ.

Các loại rau như rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà rốt, mướp,… đều phù hợp với trẻ bị tiểu đường. Các loại hoa quả ít đường mà trẻ có thể ăn: dâu tây, bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long…  Song cũng cần tránh những loại hoa quả ngọt như: nho, na, xoài, nhãn…

Chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ

Chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ
Chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ

Ngoài việc dùng thuốc insulin đúng giờ thì việc rèn thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa cho trẻ cũng rất quan trọng. Ngoài ba bữa chính bạn cũng nên cho trẻ ăn thêm hai bữa phụ. Chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp lượng đường huyết luôn ở mức cân bằng không tăng mà cũng không hạ. Bữa phụ cho bé có thể là trái cây, một cốc sữa hoặc sữa chua không đường,…

Những thực phẩm trẻ bị tiểu đường nên kiêng

Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiểu đường, bạn nên hạn chế băm nhỏ, ninh nhừ, chiên, nướng kỹ với nhiệt độ quá cao. Vì như thế sẽ làm mất chất dinh dưỡng của món ăn, làm hạn chế quá trình kiểm soát đường huyết. Một lưu ý nữa là không nên cho trẻ ăn quá mặn (mỗi ngày không quá 6 g muối). Không ăn đồ đông lạnh, thức ăn có chứa chất màu tổng hợp, phụ gia, đồ ăn nhanh.

Những trẻ bị tiểu đường nếu được chăm sóc cẩn thận, đi khám bệnh thường xuyên. Cân đối chế độ vận động. Và ăn uống phù hợp vẫn sẽ phát triển như những trẻ bình thường.