Xét nghiệm tiểu đường để phát hiện và chuẩn đoán bệnh

Khi có các dấu hiệu nguy cơ của bệnh tiểu đường thì bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc, vì vậy bạn cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời. Dựa vào chỉ số đường huyết sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết cho người chưa hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu cần xét nghiệm tiểu đường

Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường có thể hoặc không gây ra nhiều triệu chứng. Bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng ban đầu nào có thể xảy ra, bao gồm:

  • Mắt nhìn mờ
  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm thấy rất đói, ngay cả sau khi ăn
  • Có vết loét hoặc vết thương khó lành
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
xét nghiệm tiểu đường
Mắt nhìn mờ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Một số người nên được kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi họ không gặp phải các triệu chứng.

Các đối tượng cần đi xét nghiệm tiểu đường

Với những người có BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng với những nhiều hơn 1 yếu tố đi kèm như:

  • Ít vận động.
  • Gia đình có người bị tiểu đường.
  • Huyết áp tăng: có âm thu lớn hơn 140 mmHg, âm trương từ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.
  • Những người có mỡ máu cao.
  • Những người có vòng bụng to (nam từ 90, nữ từ 80 trở lên).
  • Phụ nữ bị đa nang buồng trứng.
  • Phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ.
  • Những người có dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (béo phì, dấu gai đen…).
  • Từng mắc bệnh về tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Những người không có những yếu tố vừa kể trên nên đi xét nghiệm phát hiện sớm tiểu đường từ 45 tuổi trở lên.
  • Nếu kết quả xét nghiệm của bạn bình thường thì nên đi xét nghiệm định kỳ từ 1 – 3 năm/ lần. Có thể xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ mắc bệnh của từng người.

Các xét nghiệm tiểu đường chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu

Ở những người khỏe mạnh, hàm lượng Glucose trong máu lúc đói là (3,9 – 6,4mmol/L), khoảng 70-100 mg/dl. Khi hàm lượng Glucose trong máu vượt ngoài mức bình thường hay là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L, đồng nghĩa với việc bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Để có thể thực hiện được xét nghiệm này một cách chính xác. Bạn phải tiến hành nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể.
Nếu lúc đói, kết quả xét nghiệm đưa ra lượng đường của bạn vẫn cao. Điều này cho thấy chức năng điều hòa Glucose trong máu kém hiệu quả, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Như đã nói ở trên, phạm vi đường huyết ở người bình thường lúc đói từ 3,9 – 6,4mmol/L. Nếu lượng đường huyết của bạn vượt quá 7mmol/L có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường.

Còn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 3,9 mmol/L. Hoặc nằm trong khoảng 6,4mmol/L – 6,9 mmol/L. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện lại xét nghiệm vào ngày hôm sau hoặc có thể làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Tương tự như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói. Xét nghiệm này được tiến hành sau khi bạn đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một ly nước có chứa 75g glucose. . Tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống ly nước.

Tại thời điểm xét nghiệm, phạm vị đường huyết ở những người bình thường là dưới 7,8 mmol/L. Nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết của bạn từ 7,8 – 11 mmol/L có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Nếu kết quả là trên 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận là bạn đã bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

Nếu kết quả xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên cao hơn 11,1 mmol/L thì có thể là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường được tiến hành 2 lần. Hoặc bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của tiểu đường. Nếu kết quả vẫn là 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong thời gian dài 2 tháng. Đồng thời đánh giá tính hiệu quả của phương pháp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Chỉ số HbA1c ở những người bình thường, khỏe mạnh có giá trị ở dưới 5,7%. Nếu giá trị này nằm trong phạm vi từ 5,7 – 6,4 % thì có thể bạn đang có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số HbA1c có giá trị trên 6,4 %thì bạn bị mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm tiểu đường là bước kiểm tra không thể thiếu đối với bất cứ ai dù chưa hoặc đang bị bệnh tiểu đường. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số bí quyết cải thiện bệnh tiểu đường.