Bệnh thận đái tháo đường và những điều ai cũng cần biết

Những điều ai cũng cần biết về bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường là 1 biến chứng chiếm đến 20% – 40% biến chứng ở người bệnh đái tháo đường. Vậy tại sao đái tháo đường lại dẫn tới suy thận, nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân suy thận do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ có những biến chứng từ cấp đến mạn tính lên các cơ quan như da, bàn chân, tim…. Trong đó biến chứng suy thận do đái tháo đường chiếm tỉ lệ khá cao ở người bệnh đái tháo đường do các nguyên nhân sau:

Tổn thương động mạch thận

Bệnh đái tháo đường lâu ngày sẽ dẫn đến xơ vữa các mạch máu lớn. Trong đó có động mạch thận, làm hẹp tắc mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và gây suy thận.

Tổn thương động mạch thận ở người bệnh đái tháo đường
Tổn thương động mạch thận ở người bệnh đái tháo đường

Tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận

Nếu người bị bệnh đái tháo đường kèm theo với huyết áo cao thì sẽ tạo ra các chất oxy hóa. Lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Cùng với đó lượng đường trong máu cao làm cho thận phải làm việc quá nhiều, dẫn đến quá tải. Cuối cùng sẽ tạo ra các lỗ lọc to ra gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu, sau thời gian dài albumin niệu nhiều hơn và xuất hiện cả protein niệu.

Tổn thương hệ thần kinh

Đối với người bệnh tiểu đường thì mọi hoạt động của cơ thể đều gặp những trục trặc. Riêng đối với hệ thần kinh thì việc truyền tín hiệu thần kinh đến các cơ quan gặp trục trặc. Tiếp đến bàng quang bị giảm kích thích, khiến cho bàng quang không có cảm giác khi bị đầy nước tiểu. Để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận gây nên tình trạng suy thận.

Triệu chứng của bệnh thận do đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh ở những thời gian đầu thường không đặc hiệu, để xác định rõ hơn thì người bệnh cần kiểm tra định kỳ thường xuyên để điều trị biến chứng kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng theo từng giai đoạn bạn cần biết:

  • Giai đoạn đầu bệnh tiểu đường biến chứng suy thận sẽ có các triệu chứng như: phù nhẹ bàn chân, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, giảm trí nhớ và tăng huyết áp. Để xác định bệnh thì có thể xét nghiệm albumin có trong nước tiểu hoặc siêu âm ổ bụng thận to.
  • Giai đoạn tiếp theo khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì có các triệu chứng: phù to toàn thân, cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, nước tiểu sủi nhiều bọt…

Các giai đoạn của bệnh thận đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường type 1 nếu không được điều trị tốt, để lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận. Bệnh thận do đái tháo đường có 5 giai đoạn tiến triển như sau:

  • Giai đoạn 1: Đường huyết tăng cao, lượng máu đến thận tăng. Khiến cho thận tăng kích thước.
  • Giai đoạn 2: Bắt đầu có những thay đổi mô học ở cầu thận.
  • Giai đoạn 3: Tiểu albumin dạng tiểu mà dân gian thường gọi albumin là lòng trắng trứng. Đây là dấu bệnh thận đang có diễn biến nặng hơn. Nếu không điều trị, khoảng 20-40% sẽ tiến đến bệnh thận.
  • Giai đoạn 4: Bệnh nhân sẽ tiểu đạm. Đó là lúc Albumin trong nước tiểu 24 giờ lớn hơn 300mg. Chức năng lọc của thận bắt đầu suy giảm. Huyết áp bệnh nhân bắt đầu tăng.
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn cuối. Nếu không điều trị khoảng 20% sẽ bị bệnh thận giai đoạn cuối. Lúc này để điều trị người bệnh cần phải lọc thận hoặc thay thận để kéo dài tuổi thọ.
Bệnh thận đái tháo đường xảy ra như thế nào?
Bệnh thận đái tháo đường xảy ra như thế nào?

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1 thì albumin trong nước tiểu là biểu hiện đầu tiên. Còn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngay lúc chuẩn đoán bệnh đái tháo đường biến chứng thận thì có thể bệnh nhân đã có tăng huyết áp và tiểu albumin.

Cách phòng ngừa bệnh thận do đái tháo đường

Ngoài kiểm soát đường huyết, huyết áp nghiêm ngặt theo chỉ đạo của bác sĩ sớm thì chế độ ăn và rèn luyện sẽ giúp người bệnh giảm được nguy cơ suy thận do đái tháo đường.

Chế độ ăn cho người tiểu đường

  • Tránh ăn đồ ngọt như bánh, kẹo…
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít đường.
  • Không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như mì tôm, thịt muối, xúc xích, lạp xưởng
  • Hạn chế tinh bột như cơm, miến, khoai tây, khoai nướng…
  • Hạn chế chất đạm theo chỉ định của bác sĩ như trứng, nội tạng động vật…
  • Hạn chế mỡ động vật, bơ động vật
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn no, nhưng cũng không để đói, đảm bảo năng lượng cần trong ngày.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức.
  • Giảm cân nếu béo phì.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…