Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không

Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Nhiều người nghĩ rằng ăn đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Điều này có thật sự đúng hay không? Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây.

Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

Không sai khi nói lạm dụng đồ ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường.. Theo thống kê, nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng đường và bánh ngọt. Tuy nhiên, đó là do họ sử dụng đồ ngọt không đúng cách.

Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không
Ăn đồ ngọt không đúng cách rất dễ mắc bệnh tiểu đường

Các chuyên gia cho biết, đường trong đồ ngọt  sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Não hoạt động tùy thuộc hoàn toàn vào đường glucose. Đó là lý do vì sao những người đang trong tình trạng mệt mỏi hay có tâm trạng không tốt sau khi sử dụng đồ ngọt thường có biến đổi trạng thái đáng kể.

Bệnh tiểu đường sẽ không xuất hiện nếu như hoạt chất đường chúng ta sử dụng được nạp vào cơ thể. Người bị tiểu đường là do lượng đường glucosekhông thể giải phóng thành năng lượng nên đường tăng cao trong máu.

Chính vì thế, chúng ta không nên loại bỏđồ ngọt ra khỏi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Cần cân nhắc và sử dụng đồ ngọt đúng cách để đường glucose phát huy hết tác dụng của nó.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những loại đường nào phù hợp với người tiểu đường?

Nên ăn đồ ngọt như thế nào để không bị bệnh tiểu đường

Chúng ta nên lựa chọn và ăn đồ ngọt với lượng đường lý để không bị bệnh tiểu đường. Tất cả chúng ta nên cắt giảm lượng đường tự do. Lượng tối đa được khuyến nghị hàng ngày là 30g cho người lớn (7 muỗng cafe). Ví dụ một muỗng sốt cà chua chứa khoảng một muỗng cà phê đường. Một chiếc bánh quy sô cô la là hai muỗng cà phê đường.

Lạm dụng đường và ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không
Có nhiều giải pháp thay thế cho lượng đường mỗi ngày

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không?

Những thay đổi trong thực đơn giúp giảm lượng đường tiêu thụ?

Những thay đổi nhỏ có thể giúp bạn làm giảm đáng kể lượng đường tự do trong chế độ ăn uống:

  • Chọn sữa chua không đường, các loại hạt không ướp muối, trái cây và rau quả thay cho các loại bánh ngọt, bánh quy mỗi sáng. Hãy thử sữa chua tự nhiên trộn với trái cây xắt nhỏ hoặc một nắm nhỏ các loại hạt.
  • Giảm lượng đường sử dụng trong công thức chế biến món ăn.
  • Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường.
  • Hãy lựa chọn nước uống có hương liệu tự nhiên, như bạc hà hoặc chanh thái lát. Đồ uống có đường được sử dụng tốt nhất trong trường hợp hạ đường huyết.
  • Thay vì ăn ngoài, bạn hãy cố gắng thường xuyên tự nấu ăn để đảm bảo lượng đường trong thực phẩm.
  • Chú ý đến các loại thực phẩm giảm chất béo do các loại thực phẩm này có nhiều đường hơn do nhà sản xuất thêm đường để bù lại cho mùi vị và kết cấu của sản phẩm bị thay đổi do chất béo bị loại bỏ hoặc giảm.
  • Để xem liệu một sản phẩm có nhiều đường tự do hay không, bạn hãy nhìn vào nhãn có chứa danh sách các thành phần và nhìn thành phần chiếm nhiều nhất đầu tiên. Vì vậy, nếu đường hoặc si-rô được liệt kê trong vài thành phần đầu tiên, thì sản phẩm đó sẽ chứa tỷ lệ đường cao.

Mong rằng bạn đã có lời giải thỏa đáng cho câu hỏi “ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không?”. Hãy sử dụng đường hay đồ ngọt đúng cách để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.