Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nói chung và cơ thể nói riêng? Có cách nào để phòng tránh những ảnh hưởng này hay không?

Bệnh tiểu đường được xếp vào các loại bệnh mãn tính và bệnh nhân buộc phải chung sống hòa bình với căn bệnh. Đây cũng là căn bệnh có nhiều ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của bệnh nhân. Căn bệnh ngày càng phổ biến lại càng có nhiều người quan tâm đến những ảnh hưởng của bệnh.

Tieuduong.net sẽ trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cơ thể bằng cách thông tin dưới đây.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể?

Với đặc điểm của bệnh, bệnh nhân tiểu đường cần phải đi theo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, luyện tập và điều trị cho người tiểu đường rất khắt khe để giữ cho tình trạng sức khỏe luôn ổn định.

Nếu không đủ nhận thức và bất cẩn với sức khỏe, cơ thể sẽ chịu những biến chứng của tiểu đường tương đối nguy hiểm đến hệ tim mạch, mắt, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, nướu và răng. Đây là các cơ quan dễ bị tổn thương hơn cả khi bệnh nhân mắc tiểu đường và không được điều trị đúng cách.

Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến hệ tim mạch?

Người mắc tiểu đường là bệnh lý nền có khả năng bị mắc bệnh về tim hoặc đột quỵ cao hơn những người không mắc tiểu đường.

Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào lên tim
Có một số lượng lớn người mắc tiểu đường bị thêm các bệnh đến mạch máu

Ngoài ra, mạch máu hoặc thần kinh bị tổn thương cũng khiến các vết thương khó lành, thậm chí gây ra hiện tượng đoạn chi nếu mắc bệnh nặng.

Dấu hiệu bệnh: đau tim hoặc đột quỵ, chuột rút, da thay đổi, xúc giascm giảm sút.

Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến mắt?

Nếu không điều trị kịp thời, các ảnh hưởng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh về võng mạc.

Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào lên mắt
Người ở trong độ tuổi từ 20-74 tuổi bị ảnh hưởng hoặc mất thị lực đều phần lớn mắc bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh: suy giảm thị lực hoặc mất thị lực đột ngột.

Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến thận?

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận ở người trưởng thành, chiếm gần một nửa số trường hợp mới mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh: thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khi ở giai đoạn đầu mới mắc bệnh thận do tiểu đường. Trong các giai đoạn sau đó, bệnh thận có thể làm cho chân và bàn chân của sưng phù lên.

Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh?

Theo thời gian, lượng đường trong máu tăng cao có thể gây hại đến hệ thần kinh của người mắc tiểu đường. Có đến 70% người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp phải dạng tổn thương thần kinh này.

Bệnh đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường có thể gây đau đớn, nóng rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh thường phát tác từ các ngón chân. Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh đau thần kinh tự chủ xuất phát từ những tổn thương dây thần kinh có chức năng kiểm soát các cơ quan nội tạng.

Dấu hiệu bệnh: vấn đề về tình dục, các vấn đề về hệ tiêu hóa, không cảm nhận được khi bàng quang đầy, chóng mặt và ngất xỉu, hoặc lượng đường trong máu bị tụt giảm bất ngờ.

Ảnh hưởng đến răng và nướu của bệnh tiểu đường

Theo Medical News Today, bệnh tiểu đường khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi cao hơn so với người bình thường.

tiểu đường ảnh hưởng như thế nào lên răng
Chân răng rất dễ chảy máu khi mắc bệnh lý nền là tiểu đường

Dấu hiệu bệnh: Nướu răng của bạn sẽ trở nên đỏ tấy, sưng và chảy máu dễ dàng.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Để bảo vệ cơ thể không mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tập thể dục, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, chọn ăn các loại cá hoặc thịt gia cầm, thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết…

Đặc biệt là nên xin lời khuyên từ bác sĩ và sử dụng các loại thuốc đặc trị khi cần thiết phù hợp với tình trạng cơ thể bản thân nhất.