bệnh tiểu đường có ăn được cam không

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cam không?

Như chúng ta đã biết, cam thuộc loại hoa quả có dạng múi và chứa nhiều rất nhiều vitamin C. Nhưng người bị bệnh tiểu đường có ăn được cam không luôn là thắc mắc của hầu hết chúng ta. Bởi người mắc bệnh tiểu đường thường lo lắng lượng đường chứa trong quả cam khi chúng ta dung nạp vào cơ thể liệu có làm lượng đường huyết bị đẩy nên cao. Sau đây là một số thông tin hữu ích cho người bệnh tiểu đường thường xuyên sử dụng nước cam.

Tác dụng dinh dưỡng có trong cam

Nước cam có hiệu quả tốt đối với sức khỏe, sắc đẹp và hiện nay nhiều người thường uống nước cam thay vì nước lọc bình thường vì muốn tốt cho sức khỏe. Vậy những loại thành phần dinh dưỡng nào có trong nước cam?

Bệnh tiểu đường có ăn được cam không

Vitamin C

Vitamin C thường có trong nước cam là một loại vitamin tan trong nước và được sử dụng để phòng ngừa. Điều trị các bệnh như xuất huyết trong các tế bào gọi là bệnh scorbut và suy giảm khả năng miễn dịch. Vitamin C cũng có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ sắt và canxi. Nhưng nếu hấp thụ quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến dư thừa sắt. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa . Giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin C có liên quan đến chuyển hóa và phản ứng oxy hóa khử của các chất khác nhau trong cơ thể. Vitamin C có chức năng tái tạo vitamin E. Có tác dụng loại bỏ các enzyme hoạt tính. Vitamin C cũng tham gia vào quá trình tổng hợp và duy trì collagen.

Axit citric

Axit citric có trong nước cam và trái cây họ cam quýt là một loại axit hydroxy trong hợp chất hữu cơ. Người ta tin rằng yếu tố tạo vị chua của nước cam và các loại trái cây có múi khác là từ axit citric. Trước đây, axit citric được cho là có vai trò hỗ trợ sản xuất năng lượng của chu trình axit citric. Có tác dụng giảm mệt mỏi sau khi tập thể dục, nhưng bây giờ người ta nói rằng axit citric không có tác dụng như vậy. Axit citric có hiệu quả đối với bệnh gút và sỏi tiết niệu vì nó làm cho nước tiểu mang tính kiềm và bài tiết axit uric.

Axit folic

Axit folic thường có trong nước cam là một hoạt chất sinh lý được phân loại là vitamin tan trong nước của nhóm vitamin B. Nó có tác dụng như một chất chống thiếu máu. Axit folic là một chất không thể thiếu cho sự phát triển bình thường của thai nhi.  Là một chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú. Vì axit folic là một coenzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp axit amin và axit nucleic.  Nên nếu thiếu axit folic sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Giảm chức năng miễn dịch, sự bất thường của đường tiêu hóa.

Kali

Nước cam cũng chứa rất nhiều kali. Kali tồn tại nhiều trong tế bào và là một khoáng chất thiết yếu để duy trì cơ thể con người. Kali cũng liên quan với natri (muối) và có tác dụng duy trì, điều chỉnh áp suất thẩm thấu bên trong tế bào. Khi natri tăng quá nhiều, kali sẽ giúp bài tiết natri ra khỏi cơ thể. Kali cũng có hiệu quả điều chỉnh chức năng tim và chức năng cơ bắp.

Kali tác động lên mạch máu và có tác dụng giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim. Ngoài ra, kali có liên quan đến việc dẫn truyền thần kinh và bài tiết hormone.

Hesperidin

Hesperidin cũng là một chất chứa nhiều trong nước cam. Hesperidin là một loại polyphenol có vòng flavonoid. Hesperidin có chức năng tăng cường mao mạch và được gọi là Vitamin P. Ngoài chức năng tăng cường mao mạch, hesperidin còn có nhiều tác dụng như cải thiện lưu lượng máu. Giảm lượng mỡ trung tính trong máu, cải thiện mức cholesterol trong máu. Ngoài ra còn chống dị ứng, cải thiện triệu chứng thấp khớp và nhiều tác dụng khác.

Vì hesperidin có chức năng chống oxy hóa và tác dụng hạ huyết áp. Nên có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và rối loạn mạch máu não.

Bệnh tiểu đường có ăn cam được không?

Cam cũng có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng không vì thế mà bạn sử dụng một lượng lớn nước Cam một lúc, hãy sử dụng vừa phải để có thể bổ sung một lượng khác.

Nếu bạn so sánh mức độ tăng đường huyết, trái cam khá an toàn so với thực phẩm ngọt có nhiều đồ uống có đường và có ga. Bạn nên uống một ly nước cam khi lượng đường trong máu hạ thấp mà lượng đường tự nhiên trong Cam giúp cơ thể bạn cân bằng lượng đường trong máu.

Những người mắc bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết thường có các triệu chứng như đổ mồ hôi, người mệt mỏi và cảm thấy đói, đánh trống ngực. Đồng thời, bạn nên uống ngay một ly nước cam để nghỉ ngơi. Do vậy, khoảng 20 phút sau thì lượng đường trong máu của bạn sẽ trở nên ổn định hơn

Trong các loại cam khác nhau, lượng đường là khác nhau (mức độ chín của quả). Do đó, khi sử dụng một số loại cam hoặc trái cây, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có lời khuyên tốt nhất.

Người tiểu đường nên ăn cam như thế nào?

Lượng đường có trong các loại trái cây phụ thuộc rất lớn vào việc bạn chọn hoa quả nào. Hoa quả tươi hay đã được sấy khô. Ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố giống cây và nơi trồng.

bệnh tiểu đường có ăn được cam không
Người tiểu đường nên ăn cam như thế nào?

Trong quả cam cũng có nhiều dinh dưỡng có lợi cho người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn sử dụng với lượng cam lớn. Người bệnh phải có chế độ ăn nó cho phù hợp. Nên ăn cùng với các loại thực phẩm khác.

Nếu so sánh về mức độ làm tăng đường huyết thì cam khá an toàn. Bạn nên uống một cốc nước cam khi đường huyết đã bị hạ vì đường tự nhiên có trong cam giúp cơ thể cân bằng lại đường huyết.

Trong các loại cam khác nhau thì lượng đường cũng khác nhau. Do vậy, khi sử dụng loại cam nào hay trái cây gì bệnh nhân bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.