Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là căn bệnh đến rất rầm rộ và đột ngột khiến người bệnh rất khó trở tay nếu không phát hiện kịp thời. Khi tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy, insulin không còn được sản sinh nữa sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một dạng bệnh tự miễn. Người mắc bệnh này hầu như không thể tự sản sinh insulin hoặc sản sinh quá ít insulin. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người bệnh có thể tự tiêu diệt các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy. Chính điều này đã khiến cho glucose không thể được chuyển hóa thành năng lượng. Và vận chuyển đến các tế bào mà đọng lại trong máu làm cho chỉ số đường huyết luôn ở mức cao.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 không còn cách nào khác ngoài việc họ phải sống chung với insulin suốt đời. Chỉ có tiêm insulin mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu được tốt.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. Vì thế mà căn bệnh này còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên. Thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới WHO cho thấy trong số tất cả các bệnh nhân tiểu đường trên thế giới thì chỉ có 10% là thuộc vào tuýp 1.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nguy hiểm như thế nào?

Nếu không kịp thời kiểm soát sẽ gây nên những biến chứng chết người như:

Những biến chứng về thần kinh

Người bệnh có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể khi không có năng lượng để hoat động. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất nhận thức tạm thời. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên gặp tình trạng tê bì chân tay, rối loạn cảm giác. Đặc biệt nguy hiểm hơn là hiện tượng loét, nhiễm trùng, hoại tử các chi.

Biến chứng mắt

Lượng đường huyết tăng đột ngột được đưa lên tròng mắt khiến cho mắt bị mờ đi và suy giảm tầm nhìn. Người bệnh dễ đối diện với các bệnh lí như tăng nhãn áp, mù lòa,…

Biến chứng tim mạch

Bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Hay tình trạng tai biến mạch máu não sẽ khiến người bệnh bị bại liệt hoặc tử vong.

Biến chứng thận

Hàng triệu vi mạch tại thận có thể gây ra hiện tượng hỏng hệ thống lọc thận. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho người bệnh bị suy thận. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải đối diện với cái chết bất cứ lúc nào.

Như vậy có thể thấy, bệnh tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể đưa người bệnh đến gần hơn với cái chết bất cứ lúc nào. Theo Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, vào năm 2013. Trên thế giới có 1,5 triệu người chết do đái tháo đường trong đó trên 15% là tiểu đường tuýp 1. Năm 2016 con số này đã tăng lên 2,2 triệu và lên tới 20% là bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bạn phải hết sức cảnh giác trước kẻ giết người thầm lặng này. Đừng chủ quan để rồi phải gánh những hậu quả khó lường.

Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường tuýp 1?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 mặc dù là căn bệnh hiếm gặp hơn rất nhiều so với bệnh tiểu đường tuýp 2 . Nhưng mức độ nguy hiểm thì lớn hơn nhiều lần. Để kiểm soát tốt bệnh TĐ tuýp 1 và tránh những biến chứng mà bệnh gây ra quả là điều không dễ.

Tiêm insulin

Đây là phương pháp bắt buộc đối với người bị tiểu đường tuýp 1. Bệnh nhân phải sống chung với insulin suốt đời vì hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào khác.

Việc chung sống hòa bình với insulin là điều không hề dễ dàng. Để đạt kết quả tốt và giảm thiểu những biến chứng người bệnh phải luôn lưu ý tiêm đúng liều lượng tùy. Dựa vào tình trạng cơ thể và đúng thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại insulin đều được bảo quản trong ngăm mát tủ lạnh. Khi ấy ra tiêm bạn cần làm ấm chúng đến nhiệt độ phòng.

Nếu trong quá trình tiêm insulin gặp phải bất cứ dấu hiệu nào bất thường như hạ đường huyết, hạ kali máu, kích ứng da,…Bạn cần nhanh chóng liên hệ ngay cho bác sĩ để có cách xử lí kịp thời.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học cho sức khỏe mà đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Và quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Khi bạn tiêm insulin nhưng lại có chế độ ăn uống không lành mạnh thì hiệu quả đương nhiên sẽ không cao.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Hãy bổ sung các vitamin và chất xơ cho cơ thể mỗi ngày từ các loại rau và trái cây. Protein cũng là hết sức cần thiết có trong thịt trắng, cá, trứng, sữa là rất tốt.
Hạn chế các loại đồ ăn có hàm lượng đường và tinh bột cao. Các loại nước uống có ga, có cồn, thuốc lá là những thứ bạn cần tránh. Thịt đỏ mặc dù rất giàu dưỡng chất nhưng người bị tiểu đường nên tránh.

Tăng cường các hoạt động thể chất

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ tạo nên một phong cách sống khoa học. Việc tăng cường các hoạt động thể chất giúp cho cơ thể có được sức đề kháng tốt và đẩy lùi những biến chứng mà bệnh gây ra.