Cách hạ đường huyết tại nhà

Cách hạ đường huyết an toàn cho người tiểu đường

Đường huyết cao nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tiểu đường mãn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để ổn định đường huyết tự nhiên trong máu lâu dài và an toàn, bệnh nhân có thể áp dụng các cách hạ đường huyết sau đây.

Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà

Thông thường, đường huyết thường tăng cao đột ngột sau bữa ăn 1 giờ. Để hạ đường huyết xuống mức ổn định, bệnh nhân có thể thực hiện các cách sau đây:

Cách hạ đường huyết tại nhà
Cách hạ đường huyết tại nhà

Uống nhiều nước

Theo các chuyên gia cho biết, nước khi được dung nạp vào cơ thể giúp làm loãng máu. Chính vì vậy, chúng giúp làm loãng bớt lượng đường trong máu và giúp hạ đường huyết. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên uống nhiều nước để đẩy đường ra ngoài.

Để hạ đường huyết nhanh tại nhà, bệnh nhân nên uống liền hai ly nước lớn rồi sau đó chờ 3 phút và uống tiếp ly thứ ba. Mặc dù cách làm này giúp làm giảm lượng đường trong máu nhưng những đối tượng sau đây không nên áp dụng:

  • Người bị bệnh thận
  • Bệnh nhân bị suy tim
  • Người bị cao huyết áp

Giấm

Một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư dinh dưỡng của trường đại họcbang Arizona, Carol Johnston cho thấy, sử dụng 2 thìa giấm trước bữa ăn có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Do đó, để hạ đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên uống 2 muỗng giấm trước bữa ăn. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể dùng giấm trộn chung với các loại rau ăn để làm giảm sự gia tăng hàm lượng glucose trong máu.

Trà xanh

Trà xanh là một trong những thức uống quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài công dụng thưởng thức, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể và giải độc. Đồng thời, trà xanh còn được sử dụng như một trong những cách hạ huyết áp nhanh chóng ngay tại nhà được nhiều người tin dùng nhờ tác dụng giảm huyết.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng trà xanh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu xuống 30mg/dL. Do đó, người bệnh cao huyết áp nên uống trà xanh mỗi ngày để ổn định đường huyết trong máu và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Quế

Quế cũng là một loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe. Chúng giúp làm tăng độ nhạy cảm của insulin bằng cách giảm kháng insulin ở cấp độ tế bào. Chính vì vậy, quế có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu tới 29%.

Chưa kể hết, quế còn tác dụng làm chậm sự phân giải carbohydrate. Từ đó giúp kìm chế sự tăng đột ngột đường trong máu. Ngoài ra, chúng có tính chất hoạt động tương tự insulin, giúp đường trong máu đi vào tế bào. Và được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các cơ bắp hoạt động.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời này, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên uống hoặc ăn từ 1 – 6 gram quế mỗi ngày để cải thiện tình trạng đường huyết cao trong máu. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng để tránh phản ứng phụ gây hại sức khỏe.

Tiêm thuốc insulin

Nếu bạn đang tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường, bạn có thể tăng thêm 1 – 2 đơn vị insulin trong lần tiếp theo. Ví dụ bạn được chỉ định tiêm insulin mỗi lần 10 đơn vị, thì sau một bữa ăn có nhiều đường, bạn có thể tiêm insulin lên 12 đơn vị. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, không được áp dụng dài ngày nếu không có chỉ định.

Mặc dù có những biện pháp hạ đường huyết cấp tốc không cần dùng thuốc, nhưng bạn chỉ nên áp dụng khi cần. Nếu muốn kiểm soát đường huyết một cách thông minh. Hãy có một lối sống và điều trị lành mạnh đó mới là cách giảm và ổn định đường huyết lâu dài.

Các biện pháp ổn định và hạ đường huyết lâu dài

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục sẽ thúc đẩy cơ thể sử dụng đường máu hiệu quả hơn. Các dạng bài tập lý tưởng là nâng tạ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi…

Có một chế độ ăn lành mạnh

Có một chế độ ăn lành mạnh
Có một chế độ ăn lành mạnh

Đối với người bị tiểu đường, có một chế độ ăn đúng sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì đường huyết ổn định. Một số lưu ý khi thiết lập chế độ ăn là:

  • Ăn nhiều chất xơ có trong các loại rau, các loại quả hạch, rau họ đậu đỗ…
  • Uống đủ nước
  • Luôn ăn đủ 3 bữa chính, ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa
  • Tránh các thực phẩm dễ làm tăng đường máu
  • Giảm căng thẳng

Các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền đều đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường thường xuyên bị căng thẳng.

Đo đường máu thường xuyên

Đo đường huyết thường xuyên và ghi lại chúng sẽ giúp bạn tìm ra những điểm cần phải điều chỉnh trong chế độ ăn và điều trị. Đồng thời xác định được cách mà cơ thể của bạn phản ứng với các loại thức ăn khác nhau.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy cảm của insulin. Không ngủ đủ giấc sẽ làm kích thích cảm giác thèm ăn. Khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.

Điều chỉnh cân nặng

Có một cân nặng hợp lý sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn. Giảm nguy cơ tiểu đường chuyển biến xấu. Thậm chí chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ tiểu đường đã giảm tới tận 58%. Điều này có vẻ như còn hiệu quả hơn bất cứ loại thuốc nào.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên

Đi từ những bài thuốc dân gian truyền miệng, các nhà khoa học đã phát hiện ra lợi ích của một số loại thảo dược đối với bệnh tiểu đường.

>Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

> Chữa tiểu đường bằng lá xoài non

Các sai lầm phổ biến khi tìm cách hạ đường huyết cấp tốc

Ăn kiêng:

Khi bạn cắt giảm tinh bột đột ngột ra ngoài chế độ ăn là 1 sai lầm cực kỳ to lớn do điều này sẽ khiến bạn bị thiếu dinh dưỡng và đường có trong tinh bột để đảm bảo các hoạt động. Bỏ bữa liên tục càng dễ gây ra các rủi ro vì làm gan tăng cường giải phóng đường glucose vào máu làm đường huyết tăng cao hơn. Đồng thời khiến cho hiệu quả của insulin giảm và tác động không tốt tới kết quả điều trị.

Vận động quá sức:
Hệ quả của hoạt động quá sức với tần suất liên tục là bạn sẽ bị hoa mắt, choáng váng, mất phương hướng do đường huyết hạ đột ngột.

Dùng thuốc không theo đơn của bác sĩ:
Bệnh nhân tự ý điều chỉnh liều cũng là nguyên nhân khiến hạ đường huyết. Và có khả năng bị tác dụng phụ như dị ứng, đầy hơi, tiêu chảy…

Uống thuốc không có nguồn gốc
Sai lầm trầm trọng này là việc làm có thể nguy hiểm tới tính mạng, nguy cơ tử vong, bị tác dụng phụ đáng tiếc.

Không đo đường huyết thường xuyên
Điều này làm cho bạn không xác định được cách hạ đường huyết nào hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy, phải đến lúc gặp các dấu hiệu quá nặng hoặc phải đi cấp cứu thì bạn mới nhận ra thiếu sót.