chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Tác dụng của lá xoài trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Lá Xoài đã được sử dụng chữa chứng tiêu khát (bệnh tiểu đường). Nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên trong lá Xoài đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa đường, làm giảm đáng kể đường huyết ở người tiểu đường type 2, đặc biệt ở những người mới mắc bệnh.

Tinh chất lá xoài làm giảm và ổn định đường huyết

Dưới góc nhìn khoa học thì tinh chất lá xoài làm giảm và ổn định đường huyết

Đó chính là lý do mà trong những năm gần đây, lá Xoài đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của một số nhà khoa học ở Châu Á, bởi khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, làm giảm và ổn định đường huyết với nhiều cơ chế khác nhau như: Phục hồi chức năng tụy tạng, giảm hấp thu đường glucose ở ruột; tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin và tăng tổng hợp glycogen ở gan, cơ. Tinh chất lá Xoài còn được chứng minh có khả năng làm Giảm kháng insulin, thông qua việc ức chế đường dẫn truyền tín hiệu viêm.

Nghiên cứu mới nhất đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển Quốc tế (International Journal of Innovative Research and Development – IJIRD) cho thấy tinh chất lá Xoài có hiệu quả hạ đường huyết gần tương tự Meformin – thuốc điều trị “đầu tay” cho bệnh tiểu đường

Nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Anna (Ấn Độ) tìm ra nhiều bằng chứng về khả năng làm chậm hấp thu glucose ở ruột, tăng tổng hợp glycogen tại gan, nên giúp ổn định đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói của tinh chất lá Xoài.

Hợp chất 3beta–taraxenol trong lá Xoài còn làm giảm viêm, giảm kháng insulin nên giúp cho glucose từ máu vào trong tế bào dễ dàng hơn, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu và giúp cơ thể tích trữ chất béo đúng cách, ngăn ngừa tăng lipid máu và các biến chứng về tim mạch, bệnh võng mạc do tiểu đường.

Công dụng của lá xoài chữa tiểu đường

chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài
chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Ngoài công dụng điều trị bệnh tiểu đường, lá xoài non có rất nhiều công dụng như:

  • Hạ huyết áp
  • Giảm cảm giác bồn chồn
  • Điều trị sỏi thận và sỏi mật
  • Cải thiện các vấn đề hô hấp
  • Điều trị bệnh lỵ
  • Chữa nhức tai
  • Khắc phục vết bỏng
  • Trị nấc và các vấn đề về cổ họng
  • Ngăn ngừa các vấn đề dạ dày

Lưu ý: Lá xoài non có công dụng hạ đường huyết còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi điều trị tiểu đường vẫn nên dùng thuốc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Có thể uống lá xoài non như một cách hỗ trợ thêm.

Những cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Có 2 cách sử dụng lá xoài non để chữa bệnh tiểu đường phổ biến đang được nhiều người thực hiện.

Cách 1: Dùng lá xoài non tươi

  • Chuẩn bị khoảng 12 lá xoài non và 2 ly nước lọc.
  • Rửa lá xoài thật sạch và để ráo nước.
  • Dùng nước lọc đã chuẩn bị nấu thành nước sôi.
  • Cắt sợi lá xoài, cho vào cốc nước sạch, đổ nước sôi vào, đậy nắp kín và để qua đêm.

Mỗi sáng uống hết ly nước xoài trên, dùng thường xuyên và liên tục để có kết quả như mong đợi.

Cách dùng lá xoài non chữa tiểu đường

Các bạn cần lưu ý rằng bài thuốc dân gian này có công dụng giảm đường huyết rất hiệu quả. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng uống quá nhiều lần trong ngày khiến đường huyết giảm mạnh gây nguy hiểm.

Một điều lưu ý khác là không nên uống cùng lúc với các loại thuốc khác nhằm tránh các phản ứng không mong muốn. Tốt nhất là uống cách nhau 2-3 tiếng để không làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ của cơ thể.

Cách 2: Dùng lá xoài phơi khô chữa bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị nhiều lá xoài, rửa thật sạch và để ráo
  • Phơi khô lá xoài trong bóng râm. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ ở chỗ phơi, tránh làm bẩn các lá xoài.
  • Sau khi lá xoài khô, đem nghiền tất cả thành bột.
  • Mỗi ngày hai buổi sáng chiều, pha ½ muỗng cà phê bột lá xoài với ly nước đầy và uống.

Một số lưu ý khi chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất nên uống cách nhau chừng 2 – 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.