Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Có 3 trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Khi con mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em, bạn cần biết cách xử lý kịp thời những trường hợp khẩn cấp làm ảnh hưởng đến đường huyết và sức khỏe. Những tình trạng này có thể khiến con gặp nguy hiểm nếu bạn không kịp thời đưa con đến khám chữa bệnh.

Hãy cùng tìm hiểu những trường hợp khẩn cấp để bệnh tiểu đường không gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhé.

Trường hợp con bị bệnh hoặc bị thương

Nếu con bạn bị bệnh (đặc biệt là sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy) hoặc có vấn đề về ăn uống mà trong lúc con đang mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên đưa con đến bệnh viện.
Ngoài ra, bạn cũng nên đưa con đến bệnh viện khám bệnh nếu con đang gặp những vấn đề dưới đây:

Gặp chấn thương nặng:

Con gặp tình trạng chấn thương đáng kể (nghiêm trọng hơn vết cắt nhỏ, vết cạo hoặc bị sưng).

Cần làm phẫu thuật:

Khi con bạn phải phẫu thuật trong lúc mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên báo bác sĩ biết. Đặc biệt, nếu phẫu thuật làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ. Hoặc có liên quan đến việc gây mê hoặc gây tê.

Uống thuốc điều trị bệnh khác:

Bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết nếu trẻ đang uống thuốc điều trị bệnh khác. (một số thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu).

Trường hợp con gặp các vấn đề tiểu đường

Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em
Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp nếu trẻ gặp những vấn đề về tiểu đường. Như tăng đường huyết, nhiễm toan ceton hay hạ đường huyết.

Tăng đường huyết

Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em
Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Tăng đường huyết là khi mức độ đường trong máu quá cao. Trẻ có thể bị tăng đường huyết khi mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em vì một trong những lý do dưới đây:

  • Không nhận đủ insulin
  • Ăn một lượng lớn đường
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa carbohydrate
  • Trẻ bị bệnh, bị thương hoặc bị căng thẳng về thể chất hay tinh thần

Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám bệnh ngay nếu trẻ có những biểu hiện như mức đường huyết cao cùng với nhiễm ceton trong nước tiểu.

Mức đường huyết cao: Mức đường huyết của trẻ nếu cao hơn so với phạm vi an toàn mà bác sĩ đã cho bạn biết thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đặc biệt nếu trẻ có các triệu chứng đường trong máu cao như khát nước nghiêm trọng hoặc đi tiểu nhiều.

Nhiễm ceton trong nước tiểu: Ngoài lượng đường trong máu cao. Con bạn có thể bị nhiễm ceton trong nước tiểu. Một dấu hiệu của nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường (DKA).

Nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường (DKA)

Tình trạng nhiều ketone trong máu làm cho máu mang tính axit cao hơn. Sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA).

Nhiễm toan ceton do tiểu đường là tình trạng đe dọa tính mạng nghiêm trọng cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh sớm.

Trong hầu hết các trường hợp, DKA xảy ra khi một người mắc bệnh tiểu đường không nhận được đủ insulin (lượng đường trong máu thường cao) hoặc gặp tình trạng căng thẳng do bệnh tật, chấn thương.

Khi cơ thể không có khả năng sử dụng đường làm năng lượng thì sẽ phá vỡ các chất béo làm năng lượng thay thế. Khi chất béo được chuyển hóa, cơ thể sản xuất ra chất hóa học gọi là ceton, xuất hiện trong máu và nước tiểu.

Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ ngay nếu tự xét nghiệm mức ceton tại nhà cho con. Và nhận thấy con nhiễm ceton trong nước tiểu. Hoặc có các triệu chứng của nhiễm toan ceton tiểu đường dưới đây:

  • Đau bụng
  • Thở nhanh và sâu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Buồn ngủ, lú lẫn hoặc bất tỉnh

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là khi mức độ đường trong máu quá thấp. Người bị tiểu đường có nhiều khả năng bị hạ đường huyết (còn gọi là đường trong máu thấp). Nếu có một trong những lý do dưới đây:

  • Ăn không đủ no
  • Tập thể dục nhiều hơn bình thường
  • Uống quá nhiều thuốc hạ đường huyết như insulin

Nếu bị hạ đường huyết, trẻ sẽ thường có những dấu hiệu như đói, run người, đổ mồ hôi, mệt lả, chóng mặt…

Bạn có thể đo đường huyết tại nhà cho con để xác nhận con có bị hạ đường huyết hay không. Nếu con hạ đường huyết, bạn nên giúp con tăng mức đường huyết trở lại nếu đã được bác sĩ hướng dẫn.

Bạn cũng có thể cho trẻ tiêm glucagon theo chỉ định từ bác sĩ khi con có các triệu chứng của hạ đường huyết nghiêm trọng như lú lẫn, thiếu tỉnh táo, co giật… Tuy nhiên, bạn không nên cho con tiêu thụ thức ăn ngọt, đồ uống hoặc viên đường glucose trong thời điểm này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Sau khi được tiêm glucagon, bé sẽ tỉnh dậy trong vòng 10 – 15 phút và có thể ăn những thực phẩm có đường hoặc đường viên để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết trở lại. Nếu tiêm glucagon không hiệu quả, bạn hãy nhanh chóng gọi 115 để đưa con đến bệnh viện khẩn cấp.

Trường hợp con gặp các vấn đề về tâm lý

Trẻ mắc các vấn đề về tâm lý có thể làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường ở trẻ em. Vì thế, bạn không nên chủ quan khi thấy con mắc các vấn đề về tâm lý.

Nếu con có các triệu chứng của bệnh trầm cảm hay các vấn đề về tâm lý khác dưới đây thì bạn nên đưa con đến bệnh viện sớm:

  • Cô lập bản thân
  • Thiếu năng lượng
  • Khả năng tập trung kém
  • Thường xuyên buồn chán
  • Lạm dụng ma túy, rượu bia
  • Dễ bị kích thích, giận dữ, hay lo âu
  • Ít quan tâm đến việc thay đổi ngoại hình
  • Thay đổi trong thói quen ngủ hay ăn uống
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Không hứng thú với các sở thích, thể thao, các hoạt động đã từng yêu thích

Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu nghi ngờ con không tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tiểu đường như không ăn uống hoặc không uống thuốc tại trường.

Khi đưa con đến bệnh viện khám bệnh, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những thông tin về bệnh tình của con để cung cấp cho bác sĩ nhằm giúp hỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Khi bạn đã có kế hoạch chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ em. Bạn sẽ bình tĩnh giúp con xử lý các triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.