Bệnh nhân tiểu đường cần làm gì để phát hiện và phòng ngừa suy giảm trí nhớ

Những người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ và bệnh tiểu đường cũng trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ. Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường cần phát hiện và  phòng ngừa tăng đường huyết, hạ đường huyết và ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ từ giai đoạn đầu của bệnh.

1. Phát hiện sớm và phục hồi các triệu chứng của chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu

Điều trị sớm và phục hồi các rối loạn mạch máu não có thể làm giảm sự tiến triển của các triệu chứng của chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu. Bệnh nhân nên nhận biết 5 triệu chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu ở bệnh nhân dưới đây:

(1) Không thể thực hiện tốt những việc đã từng làm dễ dàng
Khi hoại tử tế bào thần kinh xảy ra trong chất trắng của não, thông tin không thể được truyền theo con đường ngắn nhất vì chất trắng là con đường truyền thông tin trong não.

(2) Hay quên
Trong giai đoạn đầu bệnh, người bệnh vẫn có thể ghi nhớ khá tốt nhưng dần dần trở nên hay quên..

(3) Thao tác chậm
Do đường truyền thông tin bị chặn lại, các lệnh từ não không thể truyền đến cơ thể tốt và thao tác của cơ thể trở nên chậm chạp.

(4) Không hoạt bát, ít nói
Khi phạm vi gián đoạn thông tin của não được mở rộng, sự hoạt bát của người bệnh cũng suy giảm..

(5) Đột nhiên tức giận, khóc hoặc cười

Bệnh nhân sẽ trở ở trong trạng thái không ổn định, không thể kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu có những triệu chứng như trên, người bệnh cần ngay lập tức tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để nhận hướng dẫn điều trị thích hợp.

2. Phòng ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ bằng cách cải thiện kiểm soát đường huyết

Điều đầu tiên bệnh nhân tiểu đường cần làm để phòng ngừa suy giảm trí nhớ là cải thiện kiểm soát đường huyết.

Thử nghiệm DCCT/ EDIC được thực hiện tại Hoa Kỳ và xét nghiệm ACCORD-MIND và ARIC cho bệnh tiểu đường tuýp 2 đã chỉ ra rằng chức năng nhận thức, đặc biệt là chức năng thùy trán sẽ suy giảm nếu giá trị HbA1c tăng cao. Từ đó người ta đưa ra giá trị tiêu chuẩn cần thiết để duy trì chức năng nhận thức tốt là kiểm soát HbA1c<7.0%.

Phương pháp điều trị cơ bản để cải thiện kiểm soát đường huyết là dựa trên chế độ ăn uống và tập luyện, nhưng nếu cần thiết, thuốc điều trị bệnh tiểu đường sẽ được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở phạm vi bình thường. Tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn và lượng đường trong máu biến động đáng kể trong ngày là những nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.

Mặt khác, cũng có nguy cơ bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết khi điều trị bằng thuốc. Cũng có báo cáo chỉ ra rằng những bệnh nhân bị hạ đường huyết nghiêm trọng dễ bị tổn thương các tế bào thần kinh trong não và nguy cơ phát triển chứng suy giảm trí nhớ cao gấp đôi so với những người không bị hạ đường huyết nặng.

Do đó cùng với tăng đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cũng phải chú ý đến tình trạng hạ đường huyết.
Hiện nay đã có một số loại thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả ức chế sự tăng đường huyết sau ăn, sự biến động đường huyết và không có nguy cơ gây hạ đường huyết. Ngoài ra, trong các loại insulin, cũng có loại không gây hạ đường huyết khi sử dụng. Nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng tốt các loại thuốc này thì có thể cải thiện kiểm soát đường huyết.