Tiểu đường gây loãng xương thế nào

Tiểu đường gây loãng xương thế nào và cách phòng ngừa

Bệnh tiểu đường gây loãng xương là vấn đề khá thường gặp. Điều này có thể ảnh hưởng rất xấu tới cơ thể, sức khỏe. Nếu không được cải thiện, người bệnh sẽ thường xuyên bị gãy xương, tổn thương xương nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc ngăn ngừa biến chứng này có ý nghĩa rất lớn. Nó luôn được người bệnh, bác sĩ điều trị quan tâm.

Bệnh loãng xương là gì?

Sự chắc khỏe của xương cấu thành từ hai yếu tố là khối lượng xương và chất lượng xương. Loãng xương là một bệnh xảy ra do mật độ xương và chất lượng xương bị suy giảm. Khi tình trạng loãng xương xảy ra, xương sẽ trở nên yếu, giòn và dễ bị gãy.

Tiểu đường gây loãng xương thế nào
Tiểu đường gây loãng xương thế nào

Nếu bộ xương của con người được so sánh với các tòa nhà bê tông, các khoáng chất là thành phần tạo nên xương như canxi là phần bê tông và mật độ của các khoáng chất tạo nên xương chính là biểu thị mật độ xương. Phần cốt thép của tòa nhà chính là collagen kết nối của các tế bào trong xương, sự suy yếu của những kết nối này làm giảm sự chắc khỏe của xương và làm chất lượng xương suy giảm.

Nhiều người thường cho rằng loãng xương là một căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nhưng đây là căn bệnh mà thế hệ người ở độ tuổi 50 cần chú ý. Đặc biệt, trong trường hợp phụ nữ, tình trạng mãn kinh sẽ khiến mật độ xương giảm nhanh sau tuổi 50.

Tại sao tiểu đường gây loãng xương

Loãng xương là hậu quả của cả một quá trình dài. Nó chính là do những ảnh hưởng xấu dưới đây của bệnh tiểu đường tác động lên xương.

Quá trình chuyển hóa các khoáng chất bị ảnh hưởng

Nếu không được điều trị kịp thời, đường huyết của người đái tháo đường sẽ gia tăng nhanh. Lượng đường này sẽ đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Cùng với đó, nó mang theo canxi và phốt pho có trong cơ thể.

Chính quá trình này khiến mật độ xương bị giảm sút. Nếu không thực hiện những phương thức điều trị cần thiết, quá trình chuyển hóa quá mạnh các khoáng chất sẽ làm xương xuống cấp rất nhanh.

Tiểu đường khiến quá trình chuyển hóa xương bị ảnh hưởng

Các tế bào cốt trường thành ở bệnh nhân tiểu đường thường bị suy giảm rất mạnh. Nó khiến quá trình hình thành xương thông thường bị giảm sút hoặc chậm lại, giảm tốc độ rất nhiều so với thông thường.

Ngược lại, quá trình tiêu hủy các tế bào xương già cỗi lại không hề giảm. Thậm chí, nó còn gia tăng hơn do những tác động của bệnh nhân tiểu đường. Sự sinh trưởng, duy trì và phát triển kết cấu xương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu đựng những bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới xương. Trong đó có thể kể tới loãng xương, giảm sút mật độ xương nghiêm trọng.

Tiểu đường gây loãng xương – do ảnh hưởng tới mật độ xương

Giữa bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, mật độ xương có sự khác biệt rất lớn. Đặc biệt là ở vùng thắt lưng, đoạn trên xương đùi. Đặc biệt, sự chênh lệch này rất lớn ở xương vùng thắt lưng, xương vùng đoạn trên đùi.

Ở những người mắc tiểu đường tuýp 1 trước 20 tuổi, mật độ xương càng bị giảm nhanh. Đó chính là do khi đó xương đang ở tuổi phát triển cực mạnh. Việc thiếu hụt insulin sẽ khiến mật độ xương suy giảm nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Phòng ngừa bệnh loãng xương ở người tiểu đường

Như vậy, bạn đã biết tiểu đường gây loãng xương như thế nào. Dưới đây, cùng tìm hiểu những cách đơn giản để ngăn ngừa biến chứng này một cách hiệu quả nhất nhé.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh loãng xương
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh loãng xương

Khống chế bệnh tiểu đường – giải pháp duy nhất cho người bệnh

Không có bất kỳ bài thuốc hay phương pháp nào có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người bệnh. Cách duy nhất để bạn giải quyết vấn đề này chính là khống chế tình trạng bệnh tiểu đường của mình.

Để làm được điều đó, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt với sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, hãy chú ý loại bỏ hoàn toàn cà phê, rượu bia, thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày. Bởi những loại thực phẩm đó có thể gây nên tình trạng giảm hấp thụ canxi ở người bệnh.

Lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ tiểu đường gây loãng xương

Khi bị tiểu đường, bạn nên chú ý vận động thường xuyên. Đồng thời, hãy chú ý tắm nắng đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút để giảm nguy cơ bị loãng xương. Nó sẽ khiến bạn có thêm Vitamin D cũng như tăng cường khả năng hấp thụ các thực phẩm tốt cho xương.

Đặc biệt, tia hồng ngoại trong ánh nắng cũng làm giãn nở các mạch máu dưới da. Khi đó, nó có thể làm gia tăng tuần hoàn máu một cách hiệu quả nhất.