Chẩn đoán tiểu đường type 2

Chẩn đoán tiểu đường type 2 và thông tin liên quan

Khi mắc phải đái tháo đường type 2, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị những bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và tim mạch. Do những biến chứng nghiêm trọng như vậy nên việc chẩn đoán tiểu đường type 2 cực kỳ quan trọng để có thể điều trị kịp thời.

Tổng quan bệnh Tiểu đường tuýp 2

Chẩn đoán tiểu đường type 2
Tổng quan bệnh Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Bình thường cơ thể lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein.

Trong đó glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cần phải có insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Insulin giúp cho đường (glucose) từ máu di chuyển vào tế bào, từ đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng

Tiểu đường gồm hai thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà có sự đề kháng insulin, có nghĩa là cơ thể sử dụng rất kém insulin (mặc dù insulin vẫn tiết ra). Phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ càng tăng tiết insulin trong giai đoạn đầu, đến một lúc nào đó tế bào beta đảo tụy suy giảm chức năng, không thể tiết insulin đầy đủ, lúc đó cần phải cung cấp insulin ngoại sinh cho cơ thể. Trước đây tiểu đường tuýp 2 được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, nhưng hiện nay nó không còn thực sự đúng nữa. Vì như đã trình bày, đến một thời điểm vẫn phải cung cấp insulin ngoại sinh cho cơ thể.

Chẩn đoán tiểu đường type 2

Chẩn đoán tiểu đường type 2
Chẩn đoán tiểu đường type 2

Những chỉ số tiểu đường quan trọng trong việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 bao gồm:
Xét nghiệm Hemoglobin A1C để đo lượng đường huyết trong thời gian dài, có thể xác định được lượng đường huyết trung bình của bệnh nhân trong vài tháng trước. Hemoglobin A1C càng cao thì lượng đường trong máu sẽ càng cao.

Xét nghiệm đường huyết khi đói được thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn qua đêm, nếu chỉ số này cao hơn qua 2 lần làm xét nghiệm thì sẽ mắc phải đái tháo đường type 2.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, thực hiện ngẫu nhiên để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn đói qua đêm. Bệnh nhân được uống chất lỏng có chứa đường. Và được kiểm tra lượng đường định kỳ sau đó để đưa ra chẩn đoán đái tháo đường type 2. Đây cũng là nghiệm pháp được dùng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Khi chẩn đoán tiền đái tháo đường, sẽ có những hiện tượng như sau xảy ra:

  • Rối loạn dung nạp glucose: Khi hàm lượng glucose huyết tương 2 giờ sau khi thực hiện liệu pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống từ 7.8 mmol/L (140mg/gL) đến 11.0 mmol/L (200 mg/dL.
  • Rối loạn glucose máu khi đói: Khi nồng độ glucose huyết tương khi đói ( thường là sau ăn khoảng 8 tiếng) từ 5.6 mmol/L (100 mg/dL) đến 6.9 mmol/L (125 mg/dL) và glucose lúc 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose máu thấp hơn 7.8 mmol/L ( < 140 mg/dL)
  • HbA1C trong khoảng từ 5.6% đến 6.4%.

Chẩn đoán xác định đái tháo đường

Để chẩn đoán đái tháo đường type 2 một cách chính xác. Cần dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:

  • Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL), hoặc
  • Hàm lượng glucose huyết tường ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống, hoặc
  • HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC), hoặc
  • Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường. Và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL).

Một số lưu ý khi chẩn đoán đái tháo đường type 2 đó là:

  • Khi làm xét nghiệm về hàm lượng glucose huyết tương lúc đói hoặc dung nạp tăng glucose máu đường uống thì phải làm 2 lần trong 2 ngày khác nhau.
  • Nếu chẩn đoán đái tháo đường nhưng nồng độ glucose đường huyết lúc đói bình thường thì trong chẩn đoán, bác sĩ cần ghi rõ phương pháp chẩn đoán.
  • Cần phân loại rõ khi chẩn đoán, bao gồm: so sánh tiểu đường type 1 và type 2, thể đặc biệt. Thể khiếm khuyết chức năng của tế bào beta. Trường hợp giảm hoạt tính của insulin do gen. Những bệnh lý tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết khác, do thuốc hay hóa chất. Nguyên nhân nhiễm trùng, đái tháo đường thai kỳ, bệnh nhiễm sắc thể…

Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường type 2

Để chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường type 2, cần quan tâm đến những đối tượng nguy cơ có khả năng cao mắc phải đái tháo đường type 2 bao gồm:

  • Người trong độ tuổi trên 45.
  • Người có chỉ số BMI lớn hơn 23.
  • Người có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
  • Tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh đái tháo đường type 2 trong 1 thế hệ. Bao gồm bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột.
  • Tiền sử bản thân mắc phải hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
  • Nữ giới có những bệnh lý trong thời gian mang thai như đái tháo đường thai kỳ. Sinh con nặng trên 4000 gram, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu…
  • Người có tiền sử rối loạn lipid máu, khi chỉ số HDL-c < 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride > 2.2 mmol/L.

Khi đã sàng lọc và chọn được những đối tượng mang yếu tố nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 2. Bác sĩ cần đưa ra chẩn đoán đái tháo đường type 2 một cách chính xác nhất. Cuối cùng, để có được hiệu quả điều trị cao nhất, cần lựa chọn được các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 phù hợp với bệnh nhân.

>> Xem thêm: Một số sai lầm khi chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 dẫn đến những biến chứng