Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường

Sự gia tăng thất thường của chỉ số đường huyết sau ăn đã được chứng minh có liên quan tỷ lệ thuận tới nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường type 2 do làm tăng chỉ số HbA1c. Chính vì lý do này mà với người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết không chỉ làm giảm HbA1c, đường huyết khi đói mà còn có cả chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ.

Chỉ số đường huyết sau ăn là gì?

Chỉ số đường huyết sau ăn là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu sau ăn. Chỉ số đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết sau ăn

Ở người bệnh tiểu đường, do rối loạn quá trình chuyển hóa đường nên sau khi ăn 2 giờ. Đường huyết có thể tăng cao mà không được kiểm soát.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường hiện đang sử dụng insulin đường huyết sau ăn 2 giờ phải dưới 10mmol/l và nếu đang dùng thuốc thì giá trị này phải dưới 7.8mmol/l.

Đánh giá chỉ số đường huyết sau khi ăn

Để tiến hành xét nghiệm này, bệnh nhân cần bắt đầu bữa ăn đúng 2 giờ trước khi lấy mẫu máu. Xét nghiệm này có thể được tiến hành ở nhà bằng cách dùng thiết bị đo đường huyết cá nhân.

Bảng chỉ số đo đường huyết ở từng thời điểm

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và xét nghiệm HbA1c máu
Không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi tiến hành hai loại xét nghiệm này.

Giới hạn đường huyết sau ăn 1 – 2h ở người bình thường là dưới 7.8 mmol/dl.
Tuy nhiên chỉ số này sẽ thay đổi nếu người bệnh bị tiểu đường và đang dùng thuốc điều trị.

Người bệnh tiểu đường tốt nhất nên giữ đường huyết trong khoảng:
+ Đường huyết khi đói dưới 7mmol/L (126 mg/dL)
+ Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10 mmol/L (< 180 mg/dL) nếu đang dùng thuốc uống; dưới 7.8 mmol/l nếu đang tiêm ln-sulin.

Tình trạng chỉ số đường huyết sau ăn

Sau bữa ăn là tình trạng tăng đường huyết phổ biến ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường. (đường huyết đánh giá sau 2 giờ khi ăn)

Khi lượng đường trong máu tăng lên ở một người khỏe mạnh, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp làm giảm lượng đường trong máu, do đó khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị khi đói.

Mặt khác, ở người bị tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tốc độ tiết chậm và chức năng làm giảm đường trong máu không đủ, do đó 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ tiếp diễn.

“Tăng đường huyết sau ăn” là trạng thái lượng và hoạt động của insulin bị suy giảm nên không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể và có “rối loạn chức năng dung nạp glucose”- tình trạng “hiệu quả giúp đưa đường huyết về giá trị bình thường” không tốt. Ngoài ra, sự rối loạn chức năng dung nạp glucose sẽ thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển.

Nếu bệnh nhân tiến triển từ rối loạn chức năng dung nạp glucose đến xơ vữa động mạch. Sẽ có nguy cơ cao xuất hiện rối loạn mạch máu lớn như đột quỵ. Do đó bệnh nhân cần quản lý chặt chẽ không chỉ lượng đường trong máu khi đói mà cả tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”.

Cách giảm đường huyết sau ăn tốt nhất

Việc giá trị đường huyết sau ăn của bạn lên xuống thất thường, có thể do bạn chưa biết cách ăn. Việc kiểm soát lượng đường trong thực phẩm sao cho khoa học rất tốt cho đường huyết. Chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra một số lời khuyên:

– Bạn nên ăn tăng cường các loại rau, ngũ cốc, các loại đậu. Nhóm các thực phẩm này có rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Rau củ quả tốt cho bệnh tiểu đường

– Giảm đồ uống, nước ngọt có đường (nước ép hoa quả, nước ngọt đóng chai) và các món tráng miệng như bánh ngọt. Nếu bạn là người hảo ngọt, khi chế biến thực phẩm bạn có thể cho vào đó một chút ít bột quế.

– Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo từ động vật. Nên chế biến đồ ăn bằng dầu thực vật, chẳng hạn như: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…

Số lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau ăn. Vì vậy, cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều vào một bữa. Việc ăn rau, chất đạm như cá, thịt nạc vào đầu bữa ăn trước khi ăn cơm cũng phần nào giúp đường huyết ổn định hơn.

– Ngoài ra, phải tập thể dục 30 – 45 phút mỗi ngày. Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng nhiều đường hơn, từ đó giảm glucose máu.