Bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đồng thời cần chú ý gì?

Các bác sĩ cho biết người bị bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có biện pháp chữa trị và ngăn chặn sớm sẽ ngăn được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bản thân người bệnh cũng cần nắm rõ các thông tin quan trọng liên quan đến hai căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân người bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường vượt quá mức cho phép. Tương tự những người bị bệnh gout cũng có hàm lượng acid uric trong máu cao. Cả hai bệnh đều có sự liên quan đến kháng insulin. Bởi vì insulin đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường đồng thời cũng có khả năng làm tăng acid uric trong máu làm bệnh gout trầm trọng hơn.

Bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Quá trình rối loạn làm tăng insulin ở bệnh nhân gout nguy hiểm tương tự bệnh tiểu đường. Khi nồng độ insulin trong máu cao sẽ ngăn cản việc bài tiết đào thải acid urat ở thận. Làm tăng khả năng tái hấp thu urat ở ống thận nên từ đó có thể thấy bệnh gout nặng hơn.

Bệnh gout và tiểu đường có mối liên hệ như thế nào?

Có thể nói, bệnh gout và tiểu đường có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy, ở người lớn tuổi. Đa số những người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc bệnh gout bởi tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout.

Bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ngược lại, những người đang bị gout cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người có cơ thể khỏe mạnh. Mối quan hệ này được lý giải bởi những điều sau:

  • Những bệnh nhân bị tiểu đường nếu không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng suy thận. Khi đó, cơ quan này sẽ không thể đào thải được acid uric ra ngoài. Axit uric dần tích tụ lại trong máu và phát triển thành bệnh gout.
  • Ở những người ăn uống không điều độ, khoa học, thường xuyên ăn nhiều đồ đạm, đồ ngọt, ít ăn rau xanh, không vận động và thường xuyên sử dụng bia rượu có nguy cơ mắc bệnh gout và tiểu đường cao hơn. Bởi đây đều là những nguyên nhân có thể làm tăng acid uric và lượng đường trong cơ thể.
  • Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra cả bệnh gout và bệnh tiểu đường. Khi bị béo phì, nồng độ insulin trong máu sẽ cao quá mức làm tăng lượng đường huyết. Khi đó, chức năng thận bị ảnh hưởng và không thể đào thải được hết urat dẫn đến các triệu chứng của gout.

Khi bị gout và tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn ra sao?

Chế độ ăn uống là một trong những phương pháp hỗ trợ chữa bệnh gout và tiểu đường hiệu quả. Khi mắc cả 2 loại bệnh này cùng lúc việc ăn uống hàng ngày của người bệnh càng cần quan tâm hơn.

Nên ăn những thực phẩm nào?

– Các thực phẩm chất xơ đều có giá trị với người bị bệnh gout kèm tiểu đường. Chất xơ sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ axit uric trong máu, từ đó loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua thận. Dùng các thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế cơn đau do bệnh gout gây ra và ổn định lượng đường trong máu.

– Các thực phẩm giàu chất béo omega 3: Việc bổ sung axit omega3 cho cơ thể giúp giảm sức để kháng insulin, giảm mức độ của bệnh tiểu đường. Omega3 còn chứa axit pentanoic eicosa có chứa nồng độ cholesterol và axit uric. Một số loại thực phẩm nên ăn là: đậu phụ, cá hồi, đậu nành, óc chó…

– Các thực phẩm giàu anthocyanin: Loại chất này có thể ngăn chặn sự kết tinh của axit uric và ngắn chặn lắng đọng trong xương khớp, giúp hạ đường huyết. Các thực phẩm được gợi ý là: việt quất, anh đào, nho, lựu…

Không nên ăn các thực phẩm nào?

– Đồ ngọt: Các thực phẩm ngọt là “khắc tinh” của bệnh tiểu đường. Vì vậy cần hạn chế mức tối đa các loại đồ ăn có đường. Đối với bệnh nhân gout, đồ ngọt cũng không tốt, không nên bổ sung nhiều.

– Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Đồ ăn chứa chất béo có thể khiến cơ thể tăng cân. Khó kiểm soát đường huyết. Vì vậy nên kiêng ăn các loại chất béo bão hòa và cholesterol như sữa dừa, nước cốt dừa, kem…

– Rượu bia và các đồ uống có cồn: Đây là các đồ uống đều không tốt cho bệnh tiểu đường và bệnh gout. Các loại đồ uống này sẽ làm tăng lượng đường và gây khó kiểm soát bệnh. Đối với bệnh gout sẽ làm tái phát cơn đau một cách thường xuyên.

>>Xem thêm: Lựa chọn dinh dưỡng đúng cách để phòng bệnh tiểu đường