chỉ số tiểu đường

Bệnh tiểu đường có chữa được? Điều trị như thế nào?

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không phần lớn là nhờ khả năng điều chỉnh lối sống. Để tìm ra lời giải cho nỗi trăn trở: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?”, cả Tây y và Đông y đều có những tín hiệu đáng mừng giúp người bệnh lạc quan hơn. 

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người và bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, khoảng 85% số người mắc bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng những bài tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống. Phần lớn nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do béo phì, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động.

Bệnh tiểu đường có chữa được không

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Bệnh tiểu đường tuýp 1, đảo tụy – là nơi sản xuất ra insulin bị phá hủy. Không có khả năng tiết insulin nên để hy vọng chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ chờ vào việc cấy ghép.

Bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào chứ không đơn thuần chỉ là đường huyết tăng cao. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường) mới chỉ có kháng insulin và điều trị tích cực bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc thì có cơ hội chữa khỏi.

Nhưng phát hiện ở giai đoạn muộn, đã bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thì rất khó chữa dứt điểm. Vì khi đó, tuyến tụy đã bị suy kiệt cộng với kháng insulin. những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sẽ khiến người bệnh kiểm soát đường huyết khó khăn hơn. Gây nên nguy cơ bị biến chứng cao do glucose máu lên xuống thất thường.

Những lưu ý khi chữa trị bệnh tiểu đường

Những điểm lưu ý

Bệnh tiểu đường đòi hỏi phải điều trị lâu dài hoặc suốt đời. Việc duy trì “liệu pháp ăn uống” và “liệu pháp tập thể dục” trở thành điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường.

Trong tiểu đường tuýp 1, việc điều trị bằng insulin là liệu pháp không thể thiếu và không thể ngưng được. Nguyên nhân là tế bào tụy bị phá hủy và insulin không được tiết ra. Điều trị bằng insulin là điều cần thiết cho bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể ngừng dùng thuốc nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách thực hiện toàn diện việc “Cải thiện lối sống”

Có ba liệu pháp điều trị tiểu đường loại 2: “Liệu pháp ăn uống”, “Liệu pháp tập thể dục” và ‘Điều trị bằng thuốc”. Nhưng tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường, có thể không cần điều trị bằng thuốc. Có có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc nỗ lực cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục.

Tuy nhiên, vì mức đường huyết liên tục biến đổi, nếu chủ quan rằng có thể ngừng điều trị bằng thuốc, bệnh có thể nghiêm trọng trở lại. Nên duy trì cải thiện lối sống, định kỳ khám và tiếp nhận xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Mục tiêu các chỉ số cần đạt

Mục đích điều trị bệnh tiểu đường là làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng. lưu ý trong bệnh tiểu đường không phải chỉ là lượng đường trong máu. Giá trị mục tiêu cũng được đặt ra cho cân nặng và lượng cholesterol.

• HbA1c “nhỏ hơn 6.0”
• Duy trì cân nặng tiêu chuẩn trên dưới “BMI22”
(BMI là giá trị số biểu thị mức độ béo phì tính theo công thức [cân nặng (kg)] ÷ [bình phương chiều cao (m)])
• Huyết áp dưới 130/80 mmHg (huyết áp khi ở nhà dưới 125/75 mmHg)
• LDL cholesterol dưới 120 mg/dL (dưới 100 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
• HDL cholesterol 40 mg/dL hoặc cao hơn
• Chất béo trung tính (khi bụng đói vào buổi sáng sớm) dưới 150 mg/dL
• Non-HDL cholesterol dưới 150 mg/dL (dưới 130 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)

Các giá trị mục tiêu này chỉ là giá trị mục tiêu chung được mô tả trong hướng dẫn điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường và việc có các bệnh khác không, giá trị mục tiêu có thể khác nhau. Kết hợp nhận tư vấn từ bác sĩ phụ trách. Điều quan trọng là duy trì cải thiện lối sống và điều trị bằng thuốc với các mục tiêu phù hợp với bản thân.

Bệnh tiểu đường điều trị theo liệu pháp mới

Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tiến hành nghiên cứu mang lại hy vọng điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Với các liệu pháp mới như: cấy ghép tuyến tụy, tế bào gốc và cấy ghép tế bào beta.

Cấy ghép tuyến tụy

Phương pháp cấy ghép toàn bộ tuyến tụy có thể được áp dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Tuyến tụy được cấy ghép thành công sẽ giúp cơ thể khôi phục lại khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Cấy ghép tụy trong hướng điều trị của bệnh tiểu đường

Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1.300 ca ghép tụy thành công cho người bệnh tiểu đường tuýp 1. Kết quả là 83% không phải sử dụng Insulin sau 1 năm cấy ghép (đã khỏi bệnh hoàn toàn).

Thực tế, nguồn tuyến tụy khan hiếm. Người bệnh phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời nên họ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

Liệu pháp tế bào gốc

Các tế bào gốc sẽ cấy ghép vào cơ thể để phát triển thành các tế bào beta . Tế bào tuyến tụy có chức năng sản xuất insulin. Kết quả của các nghiên cứu bước đầu cho thấy, liệu pháp này có thể giúp cải thiện rõ rệt quá trình trao đổi glucose và tăng độ nhạy cảm của insulin.

Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy

Sự tổn thương và suy giảm chức năng của các tế bào beta được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Liệu pháp cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy giúp cơ thể cảm nhận mức đường trong máu. Đồng thời kích hoạt sản sinh lượng insulin phù hợp để điều hòa đường huyết.

Sau cấy ghép người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc để giữ cho tế bào ghép không bị thải loại. Nên chỉ có 8% trong số người bệnh ghép tiểu đảo tụy có thể giữ được đường huyết ổn định.

Các liệu pháp cấy ghép tế bào và tuyến tụy tuy vẫn còn chưa hoàn chỉnh và đang cải tiến. Tuy nhiên đây chính là những bước tiến mới của Tây y mở ra nhiều hy vọng điều trị bệnh tiểu đường trong tương lai.

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường rất khó điều trị dứt điểm, nhưng hoàn toàn có thể hồi phục lại sức khỏe. Ngăn ngừa biến chứng nếu áp dụng phối hợp nhiều giải pháp. Sau đây là cách kết hợp lối sống lành mạnh với liệu pháp của Tây y và Đông y nhằm giúp bạn đạt hiệu quả điều trị cao nhất có thể.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Thay vì câu hỏi như: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?”. Bạn nên tìm hiểu cách kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép. Giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh.

Sau đây là các lối sống lành mạnh mà bạn nên điều chỉnh:

Duy trì chế độ ăn tốt: tăng cường chất xơ. Cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường).

Tăng cường vận động thể chất: bạn nên luyện tập ít nhất 30 – 60 phút/ngày. Với những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Mỗi tuần cần tập ít nhất 5 ngày và không nghỉ tập ở 2 ngày liên tiếp.

Kiểm soát trọng lượng: Nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân. Duy trì nó ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam.

Giảm căng thẳng: Stress là một trong nguyên nhân khiến cho mức đường huyết tăng cao khó hạ.

Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, bỏ hút thuốc lá. Ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp làm giảm quá trình stress oxy hóa.  Đó là cách để kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Tuân thủ dùng thuốc điều trị của bác sỹ

Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…) vẫn là lựa chọn chủ yếu trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.

Một số trường hợp sau đây sẽ áp dụng thuốc tiêm:

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • HbA1c ≥ 10%, đường huyết ≥ 300 mg/dl
  • Suy gan, suy thận
  • Chuẩn bị phẫu thuật, nhiễm toan ceton….

Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.