chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường? là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu tiên đi kiểm tra chỉ số đường huyết. Chỉ số glucose máu giúp chúng ta đánh giá được định lượng glucose trong máu, từ đó làm cơ sở xác định bệnh tiểu đường.

Glucose trong máu là gì?

Glucose là một loại đường đơn giản – sản phẩm chủ yếu của quá trình chuyển hóa chất bột đường (carbohydrate) được cơ thể sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động của nhiều tế bào. Glucose máu là cách gọi đơn giản để chỉ nồng độ đường glucose trong máu.

Xét nghiệm glucose máu cho biết nồng độ đường glucose máu trong các điều kiện nhất định. Từ đó, đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Nhờ vậy có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết (hạ đường huyết, tiểu đường, tiền tiểu đường…) hay không. Cùng với đó, xét nghiệm glucose máu còn giúp đánh một người mắc bệnh tiểu đường có đáp ứng với các phương pháp điều trị đang được áp dụng hay không.

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Định lượng glucose trong máu còn được gọi là chỉ số đường huyết hay nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này cho biết định lượng glucose hiện có trong máu. Định lượng glucose trong máu của mỗi người là khác nhau. Có thể biến đổi theo từng phút, từng giờ. Dựa vào định lượng này có thể xác định bệnh tiểu đường.

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Định lượng glucose trong máu ở mức bình thường vào buổi sáng (khi chưa ăn uống gì) là khoảng từ 70 mg/dl – 92 mg/dl (tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l).

Sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 120 mg/dl.
Nếu định lượng glucose trong máu ở cao hơn mức kể trên thì có khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose.

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Để xác định một người có bị tiểu đường hay không các bác sỹ phải dựa vào kết quả của các xét nghiệm xác định glucose máu.

chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường

Một người sẽ được xác định mắc tiểu đường khi glucose máu thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây:

1. ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG).

2. ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L) với xét nghiệm xác định glucose máu sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75 gam đường glucose và kiểm tra đường huyết sau 2 giờ).

3. ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L) với xét nghiệm đường huyết bất kỳ.

Nếu người bệnh không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (ăn nhiều, gầy sút nhanh, tiểu nhiều, uống nhiều) thì để chẩn đoán chính xác thì các xét nghiệm cần được thực hiện ít nhất 2 lần (cách nhau không quá 7 ngày).

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm 1 và 2 cho thấy mức glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán tiểu đường, khi đó bạn sẽ ở giai đoạn tiền tiểu đường.

Những cách làm giảm glucose máu an toàn, hiệu quả nhanh

Để điều trị tình trạng chỉ số glucose trong máu cao, cần lưu ý thực hiện những vấn đề sau:

Theo dõi các dấu hiệu tăng đường huyết và có cách ngăn chặn từ sớm

Các biểu hiện tăng đường huyết thường xuất hiện khi glucose trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L). Bao gồm mệt mỏi, đau đầu dữ dội, khô miệng, nhìn mờ, tiểu nhiều. Điều quan trọng nhất bạn cần làm khi có các dấu hiệu trên hoặc nặng hơn là đo đường huyết nếu có máy đo tại nhà. Hoặc tới bệnh viện để có biện pháp điều trị giảm đường máu kịp thời.

Lựa chọn thực phẩm không gây tăng đường huyết

Bạn nên cắt giảm lượng tinh bột có trong cơm, phở, bún, bánh kẹo…; Nên ăn giảm số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây. Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu như hạt yến mạch, gạo lứt. Tăng cương các loại ra giàu chất xơ hòa tan như rau bi na, đậu bắp, khoai lang, mồng tơi, rau dền…

Tập thể dục thường xuyên hơn

Hoạt động vừa phải sẽ làm giảm lượng đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hóa thực phẩm. Sử dụng glucose một cách hiệu quả hơn mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Bạn nên hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày một tuần. Các bài tập phù hợp cho bạn bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, sử dụng máy chạy bộ…

Sử dụng các thảo dược tự nhiên

Sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đường huyết. Có rất nhiều loại dược liệu đã được sử dụng trong dân gian với tác dụng giảm đường huyết.