Béo phì và tiểu đường

Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tiểu đường

Mối liên hệ giữa béo phì và tiểu đường như thế nào? Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh tiểu đường do kháng insulin. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì quá nhiều làm việc chuyển hóa đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Ảnh hưởng của béo phì đến bệnh tiểu đường

Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm trong kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo. Điều này khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết, biến những đối tượng này thành nạn nhân của bệnh tiểu đường.

Béo phì và tiểu đường
Ảnh hưởng của béo phì và bệnh tiểu đường

Trong giai đoạn đầu, insulin thường được tiết ra quá mức để ức chế việc tăng đường huyết do kháng insulin. Ở trạng thái này, do kháng insulin được bao phủ bởi lượng insulin nên mức đường huyết không quá cao và bệnh tiểu đường thường không thể chẩn đoán.

Tuy nhiên, nếu insulin được tiết ra quá mức sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, xơ cứng động mạch… Hơn nữa, nếu quá trình này vẫn tiếp tục, tình trạng kháng insulin sẽ trở nên mạnh hơn và bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ có nhiều khả năng phát triển nhanh hơn.

Béo phì gây ảnh hưởng đến hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế do mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp. Xương sống được coi là cột ưụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực tác động lên cột sống, đĩa đệm càng lớn có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống, gây thoái hóa cột sống và đĩa đệm.

Phát hiện béo phì bằng chỉ số IBM

Công thức tính chỉ số BMI: BMI = CÂN NẶNG (Kg)/[(CHIỀU CAO (m)]2 (bình phương chiều cao)
Nếu BMI từ:

  • 18-25: cơ thể cân đối
  • 25-30: thừa cân
  • 30-40: béo
  • >40: béo phì

Rõ ràng, những người bị béo phì có nguy cơ cao bị tiểu đường. Để hạn chế biến chứng đái tháo đường ở người béo phì, nên có chế độ dinh dưỡng: giàu chất xơ, giàu vitamin (rau xanh, trái cây tươi), hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật, không ăn quà vặt, ít dùng thức ăn nhanh, ăn bữa tối ít năng lượng.

Trị tiểu đường bằng cách kiểm soát cân nặng

Về vận động, cần tập luyện hằng ngày tùy khả năng sức khỏe. Nhưng vận động phải tiêu hao được năng lượng Những người thừa cân cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, để không chỉ có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp mà còn phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch…

Điều trị tiểu đường cho người béo phì

Lời khuyên tốt nhất cho người béo phì mắc bệnh đó là cần thiết phải giảm cân. Việc này sẽ giúp giảm đi các tế bào mỡ. Đây là chìa khóa để giảm thiểu hiện tượng kháng insulin. Đồng thời giúp chuyển hóa đường tốt hơn.

Thông thường nếu bạn giảm được từ 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu. Lúc này bạn sẽ kiểm soát được sự tăng đường huyết dễ dàng hơn.

Để ổn định đường huyết, giảm thiểu các khả năng biến chứng tiểu đường. Những người béo phì phải cần tuân theo các quy tắc dưới đây:

Xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp.

Nên sử dụng nhiều hơn trong bữa ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại rau xanh, trái cây tươi. Tránh các thức ăn giàu ngọt giàu tinh bột và các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…

Có chế độ tập luyện phù hợp và thường xuyên. Cần tích cực tập thể dục thể thao nhẹ như đạp xe, cầu lông, bơi lội… Mục đích là để nhanh chóng có thể tiêu hao bớt đi lượng mỡ dư thừa.

Tuân thủ nghiêm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của bác sĩ.

Dù có thể chưa mắc tiểu đường, những những người béo phì vẫn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất với biểu hiện kháng insulin. Vì vậy, một kế hoạch ăn uống điều độ kết hợp luyện tập hợp lý. Điều chỉnh cân nặng, giảm thiểu khả năng bệnh xuống mức thấp nhất.